Hà Nội, Ngày 18/04/2024

Huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020

Ngày đăng: 03/09/2020   15:16
Mặc định Cỡ chữ
Ngày 01/9/2020, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận huyện Gò Công Đông đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM). Đây là huyện NTM đầu tiên của tỉnh.

Sau gần 10 năm (2011-2020) triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, huyện Gò Công Đông có 11/11 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, hạ tầng kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn; an ninh trật tự - xã hội được giữ vững ổn định.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn Trần Thanh Nam trao Bằng Công nhận đạt chuẩn NTM cho huyện Gò Công Đông. Ảnh: Internet

Ngoài ra, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu tính đến cuối năm 2019 (theo giá so sánh năm 2010) đạt hơn 9.500 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu đạt trung bình 10,8%/năm (giai đoạn 2016-2019). Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội hơn 2.500 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.

Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 55,7 triệu đồng/người/năm. Tính đến cuối năm 2019, số hộ nghèo trên địa bàn các xã giảm còn khoảng 1.000 hộ. Tiêu chí giao thông của huyện đạt tỷ lệ 100% theo quy định; đường liên ấp, liên xã đạt hơn 76% theo quy định.

Trước đó, ngày 11/8/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1215/QĐ-TTg về công nhận huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020./.

Thu Trà

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Hội Phụ nữ tỉnh Long An chung tay xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 26/12/2023
Tính đến hết tháng 10/2023, tỉnh Long An có 121/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), chiếm trên 75% số xã trong toàn tỉnh, đạt 85,2% kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có 30 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 04/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đạt được kết quả này là có sự đóng góp rất lớn của các cấp hội phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở; khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ tỉnh Long An trong nhiệm vụ xây dựng NTM nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong giai đoạn hiện nay.

Một số kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới và những giải pháp cho giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Tiền Giang

Ngày đăng 26/12/2023
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tiền Giang luôn xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tiền Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và kiện toàn bộ phận giúp việc các cấp theo vị trí, chức danh công tác phù hợp với tình hình nhân sự, bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện phong trào xây dựng NTM.

Tỉnh Khánh Hòa đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới xây dựng nông thôn mới bền vững

Ngày đăng 26/12/2023
Thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM) được tỉnh Khánh Hòa xác định là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và Chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, trọng tâm là chủ động triển khai linh hoạt phát triển chính quyền số và phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn; phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng NTM để từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động cộng đồng, góp phần hoàn thành mục tiêu xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM nâng cao đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Cà Mau triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 18/12/2023
Mục tiêu tổng quát của Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 (Chương tình OCOP) là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập cho người nông dân; tiếp tục cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch ở nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Bình Dương đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng nông thôn mới thông minh

Ngày đăng 20/12/2023
Đến nay, tỉnh Bình Dương đã có 41/41 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đạt 100%; có 29/41 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 70%; 3/6 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Toàn tỉnh có 103 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 4 sao; trong đó, có 10 sản phẩm 4 sao và 93 sản phẩm 3 sao với 49 chủ thể. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đến cuối năm 2022 đạt hơn 76 triệu đồng/người/năm.