Hà Nội, Ngày 18/04/2024

An Giang: Tập trung triển khai chính quyền điện tử

Ngày đăng: 12/08/2020   14:38
Mặc định Cỡ chữ
Với việc tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về viễn thông - công nghệ thông tin giai đoạn 2020-2025 giữa UBND tỉnh và Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), tỉnh An Giang càng có điều kiện đẩy nhanh xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, đặc biệt là chương trình chuyển đổi số của tỉnh.

Nhiều kết quả nổi bật

Ngày 11/8/2016, tại An Giang, UBND tỉnh và VNPT đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược về viễn thông - công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020. Đây là sự kiện quan trọng nhằm hợp tác tạo ra một cơ sở hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, kết nối liên thông đa chiều cho tất cả các cơ quan nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý nhà nước và từng bước hoàn thiện chính quyền điện tử. Cùng với đó, VNPT còn hỗ trợ chính quyền tỉnh nâng cao chất lượng mạng, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông - công nghệ thông tin cho các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung của tỉnh.

UBND tỉnh An Giang và VNPT tiếp tục hợp tác chiến lược giai đoạn 2020-2025.

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Trương Minh Thuần, quá trình hợp tác giữa UBND tỉnh và VNPT đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Về mạng truyền số liệu chuyên dùng, đã triển khai đến tất cả 156 xã, phường, thị trấn. 100% cơ quan quản lý nhà nước được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng, đảm bảo tổ chức hội nghị truyền hình từ Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành đến tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Đây được xem là nền tảng đảm bảo an toàn thông tin, phục vụ triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số.

Hệ thống dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp “một cửa” điện tử liên thông (VNPT iGate) đã được triển khai cho toàn tỉnh (16 sở, ngành; 11 huyện, thị xã, thành phố; 156 xã, phường, thị trấn). Đến nay, đã thực hiện cung cấp 1.934 dịch vụ hành chính công, trong đó tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt 41,5%; tỷ lệ giải quyết hồ sơ trước hạn và đúng hạn 96,8%. Chỉ số hiện đại hóa nền hành chính năm 2019 của An Giang xếp 3/63 tỉnh, thành phố, đưa An Giang thuộc nhóm A và đứng đầu 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL.

Về triển khai Hệ thống quản lý văn bản, chỉ đạo điều hành (VNPT-iOffice), VNPT đã phối hợp Sở TT&TT tập huấn triển khai và đưa sử dụng từ ngày 05/6/2019 ở 61 sở, ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị trực thuộc; 11 UBND huyện, thị xã, thành phố và 156 UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Hệ thống VNPT-iOffice đã đáp ứng các nghiệp vụ quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg; đáp ứng các quy trình nghiệp vụ quản lý văn bản, chỉ đạo điều hành; đáp ứng việc liên thông, gửi nhận văn bản với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành qua trục liên thông văn bản quốc gia; đáp ứng tốt việc liên thông gửi, nhận văn bản giữa các đơn vị trong tỉnh. Hệ thống góp phần triển khai thành công chính phủ điện tử của tỉnh An Giang, giúp giảm đáng kể chi phí gửi, nhận văn bản giấy và thời gian gửi, nhận văn bản giữa các cơ quan nhà nước. Hệ thống còn giúp thay đổi tác phong, lề lối làm việc từ giải quyết công việc dựa trên giấy tờ sang giải quyết công việc trên môi trường điện tử, giúp nâng cao năng suất lao động, giảm thời gian xử lý công việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Hướng đến số hóa

Có thể nói, giai đoạn 2016-2020, nội dung hợp tác chiến lược về viễn thông - công nghệ thông tin giữa UBND tỉnh và VNPT đạt nhiều kết quả quan trọng. Nhiều ứng dụng, hệ thống công nghệ thông minh đã được áp dụng, tạo tiện ích trên nhiều lĩnh vực như: hệ thống “Du lịch thông minh”, hệ thống “Quản lý lưu trú trực tuyến” (VNPT ORM), hệ thống phòng họp không giấy tờ (VNPT-eCabinet), camera an ninh, hệ thống phần mềm quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế (VNPT-HIS), hệ sinh thái giáo dục thông minh VnEdu 4.0, dịch vụ học trực tuyến VNPT Elearning, hệ thống kê khai thuế, kê khai bảo hiểm xã hội (VNPT I-VAN), chữ ký số (VNPT-CA), hóa đơn điện tử, hội nghị truyền hình trực tuyến (VNPT-eMeeting)…

Từ những kết quả đạt được khả quan như trên, VNPT tiếp tục được UBND tỉnh tin tưởng giao xây dựng khung Đề án “An Giang điện tử”. Sau nhiều bước chuẩn bị, ngày 22/03/2019, UBND tỉnh đã phê duyệt khung Đề án “An Giang điện tử” giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030. Ngày 31/5/2019, Chủ tịch UBND tỉnh đã công bố khung Đề án “An Giang điện tử” gồm 9 lĩnh vực. Đối với chính quyền điện tử, được hình thành trên nền tảng chính quyền thông minh. Về nông nghiệp, xây dựng đề án nông nghiệp 4.0, hướng đến nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao. Đối với du lịch, đầu tư công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, quảng bá xúc tiến và cung cấp tiện ích thiết thực cho du khách, nâng cao chất lượng dịch vụ, khai thác bền vững tiềm năng, thế mạnh du lịch An Giang. Trong lĩnh vực an ninh an toàn, sẽ tập trung vào giải pháp camera an ninh và quản lý lưu trú…

Cùng với tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về viễn thông - công nghệ thông tin giai đoạn 2020-2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước đề nghị trong giai đoạn mới, VNPT tiếp tục hợp tác, hỗ trợ An Giang trong việc triển khai xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, đặc biệt là chương trình chuyển đổi số tỉnh An Giang. Đồng thời, tư vấn triển khai Khu CNTT tập trung tại tỉnh, tạo động lực để phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang./.

Theo thỏa thuận hợp tác chiến lược về viễn thông - công nghệ thông tin giữa UBND tỉnh và VNPT giai đoạn 2020-2025, VNPT sẽ cung cấp hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin, đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ điện tử, chuyển đổi số chính quyền, triển khai khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để phát động khởi nghiệp, kêu gọi, thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin…

 

Theo: baoangiang.com.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

PAR INDEX năm 2023: Bộ Nội vụ tiếp tục giữ vị trí thứ 04/17 bộ, cơ quan ngang bộ

Ngày đăng 17/04/2024
Bộ Nội vụ tiếp tục giữ vị trí thứ 04/17 bộ, cơ quan ngang bộ trong bảng Chỉ số cải cách hành chính năm 2023, đạt 87.04%. Dẫn đầu là Bộ Tư pháp, đạt 89.95% và đứng cuối bảng là Bộ Công Thương, đạt 78.03%.

Công tác cải cách hành chính đã có những chuyển biến tích cực và đạt kết quả khá toàn diện

Ngày đăng 17/04/2024
Ngày 17/4/2024, Bộ Nội vụ - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS 2023) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023). 

Thực trạng và giải pháp xây dựng chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị

Ngày đăng 15/04/2024
Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng chính quyền số là một mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian quan, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã không ngừng nỗ lực, tổ chức triển khai thực hiện và thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị thời gian qua vẫn còn gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng thành công chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.

Bộ Nội vụ làm việc với UBND Thành phố Hồ Chí Minh về sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày đăng 08/04/2024
Tiếp Đoàn công tác của Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) Phan Văn Mãi nhấn mạnh, buổi làm việc với Đoàn công tác là rất quan trọng, giúp TPHCM tiếp tục hoàn thiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính trong đặc thù của Thành phố; cũng như thúc đẩy công tác cải cách hành chính tại Thành phố thời gian tới.

Đồng Nai: Đùn đẩy trách nhiệm, không dám làm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trả hồ sơ, trễ hạn

Ngày đăng 05/04/2024
Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký ban hành Chỉ thị về tăng cường trách nhiệm công vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện cung cấp dịch vụ hành chính công phục vụ người dân, doanh nghiệp. Theo đó, yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kịp thời rà soát, thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức, viên chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, để trì trệ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao.