Hà Nội, Ngày 19/04/2024

Cải cách hành chính phải đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả

Ngày đăng: 07/08/2020   14:37
Mặc định Cỡ chữ
Trong giai đoạn 10 năm tới, công tác cải cách hành chính của Bộ Công Thương phải thực sự đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

Đó là chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ Trương Hòa Bình tại Hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, định hướng giai đoạn 2021-2030 của Bộ Công Thương tổ chức chiều ngày 06/8/2020.

Quang cảnh Hội nghị.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, trong 10 năm triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của chương trình, Bộ Công Thương đã tham gia xây dựng nhiều văn bản pháp luật quan trọng như Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Quản lý thị trường...

Về hội nhập quốc tế, Bộ tham gia ký kết nhiều thỏa thuận, hiệp định thương mại tự do song phương với nhiều đối tác...

Bộ Công Thương đi đầu trong đơn giản hóa thủ tục hành chính; với 880/1.216 điều kiện đầu tư kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành được cắt giảm; danh mục các sản phẩm, hàng hóa là đối tượng kiểm tra chuyên ngành của Bộ Công Thương giảm hơn 56%...

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá cao những kết quả công tác cải cách hành chính của ngành Công Thương.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại trong quá trình thực hiện cải cách hành chính. So với mục tiêu, yêu cầu đặt ra, một số nội dung, nhiệm vụ triển khai còn chậm; công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chưa đạt kế hoạch đề ra. Việc thực thi các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao còn tình trạng quá hạn, xin lùi thời gian hoàn thành; một số điều kiện kinh doanh cắt giảm còn chưa thực chất…

Đặt ra yêu cầu trong giai đoạn 10 năm tới, công tác cải cách hành chính của Bộ Công Thương phải thực sự đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công Thương tăng cường công tác chỉ đạo điều hành cải cách thủ tục hành chính; tập trung rà soát, xác định rõ những hạn chế, yếu kém, đồng thời đề ra các biện pháp cụ thể để khắc phục.

Bộ cần tiếp tục tập trung xây dựng thể chế, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước; triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính nhằm tăng cường tính hiệu quả, bền vững./.

Theo: hanoimoi.com.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

PAR INDEX năm 2023: Bộ Nội vụ tiếp tục giữ vị trí thứ 04/17 bộ, cơ quan ngang bộ

Ngày đăng 17/04/2024
Bộ Nội vụ tiếp tục giữ vị trí thứ 04/17 bộ, cơ quan ngang bộ trong bảng Chỉ số cải cách hành chính năm 2023, đạt 87.04%. Dẫn đầu là Bộ Tư pháp, đạt 89.95% và đứng cuối bảng là Bộ Công Thương, đạt 78.03%.

Công tác cải cách hành chính đã có những chuyển biến tích cực và đạt kết quả khá toàn diện

Ngày đăng 17/04/2024
Ngày 17/4/2024, Bộ Nội vụ - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS 2023) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023). 

Thực trạng và giải pháp xây dựng chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị

Ngày đăng 15/04/2024
Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng chính quyền số là một mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian quan, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã không ngừng nỗ lực, tổ chức triển khai thực hiện và thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị thời gian qua vẫn còn gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng thành công chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.

Bộ Nội vụ làm việc với UBND Thành phố Hồ Chí Minh về sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày đăng 08/04/2024
Tiếp Đoàn công tác của Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) Phan Văn Mãi nhấn mạnh, buổi làm việc với Đoàn công tác là rất quan trọng, giúp TPHCM tiếp tục hoàn thiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính trong đặc thù của Thành phố; cũng như thúc đẩy công tác cải cách hành chính tại Thành phố thời gian tới.

Đồng Nai: Đùn đẩy trách nhiệm, không dám làm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trả hồ sơ, trễ hạn

Ngày đăng 05/04/2024
Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký ban hành Chỉ thị về tăng cường trách nhiệm công vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện cung cấp dịch vụ hành chính công phục vụ người dân, doanh nghiệp. Theo đó, yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kịp thời rà soát, thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức, viên chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, để trì trệ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao.