Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Những quy định mới về chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức cấp xã

Ngày đăng: 30/07/2020   14:21
Mặc định Cỡ chữ
Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương lần thứ sáu khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, ngày 24/4/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (Nghị định số 34/2019/NĐ-CP); tiếp đó Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (Thông tư số 13/2019/TT-BNV). Theo đó, việc xếp lương đối với cán bộ, công chức cấp xã đã được sửa đổi phù hợp với các quy định hiện hành để hoàn thiện chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức cấp xã, góp phần tạo động lực, khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tích cực làm việc, yên tâm công tác, trau dồi phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương và nâng cao hiệu quả của bộ máy chính quyền cơ sở.

1. Về việc xếp lương

Việc xếp lương đối với cán bộ, công chức cấp xã hiện nay chủ yếu vẫn dựa trên trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong đó, tiêu chuẩn của cán bộ cấp xã được quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tiêu chuẩn của công chức cấp xã được quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BNV. Theo quy định mới, công chức cấp xã phải có trình độ đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh đảm nhận hoặc trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Công chức đã tuyển dụng mà chưa đạt đủ tiêu chuẩn thì trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Thông tư số 13/2019/TT-BNV có hiệu lực phải đáp ứng đủ theo quy định.

Đồng thời, Điều 3 Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định các chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 6 Điều 1 Thông tư số 05/2017/TT-BNV ngày 15/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Vì vậy, việc xếp lương đối với cán bộ, công chức cấp xã hiện nay có những thay đổi như sau:

- Cán bộ cấp xã nếu có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ thì được hưởng lương chức vụ theo nhiệm kỳ theo bảng lương quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

- Cán bộ, công chức cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/ 2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ), cụ thể là: cán bộ, công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đại học trở lên được xếp lương theo ngạch chuyên viên (áp dụng công chức loại A1); tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cao đẳng xếp lương theo ngạch cán sự (áp dụng công chức loại A0); tốt nghiệp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trung cấp xếp lương theo ngạch nhân viên (áp dụng công chức loại B).

Điểm mới của Nghị định số 34/2019/NĐ-CP và Thông tư số 13/2019/TT-BNV là bổ sung quy định xếp lương theo trình độ đào tạo mới đối với những cán bộ, công chức nếu đã tự túc đi học không được cơ quan có thẩm quyền cử đi học (đây là những đối tượng chưa được xếp lương theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP) đến ngày Nghị định số 34/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 25/6/2019) mà chưa được cấp bằng tốt nghiệp chuyên môn, nghiệp vụ thì được xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp; trường hợp đã được cấp bằng tốt nghiệp chuyên môn, nghiệp vụ thì được xếp lương theo trình độ đào tạo mới theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, đối với trường hợp trước khi được tuyển dụng công chức cấp xã đã đảm nhiệm công việc phù hợp với chức danh công chức cấp xã và đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) thì theo quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BNV được tính để làm căn cứ xếp lương phù hợp với chức danh công chức được tuyển dụng.

Ngoài ra, đối với cán bộ, công chức cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hiện hưởng, hàng tháng theo quy định mới được hưởng một khoản phụ cấp bằng 100% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm (thay vì 90% như quy định cũ). Sau thời gian đủ 5 năm (60 tháng), nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật trong suốt thời gian này thì được hưởng 100% mức lương bậc 2 của chức danh đảm nhiệm. 

2. Về việc hưởng phụ cấp

Theo quy định mới, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với công chức cấp xã đã tăng 50% (thay vì 20% như quy định cũ) và được quy định cụ thể trong từng trường hợp về việc kiêm nhiệm chức danh, cụ thể là:

- Cán bộ cấp xã đang xếp lương theo bảng lương chức vụ mà kiêm nhiệm chức vụ cán bộ cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương bậc 1 của chức vụ kiêm nhiệm.

- Cán bộ cấp xã đang xếp lương như công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo mà kiêm nhiệm chức vụ cán bộ cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương bậc 1 của ngạch công chức hành chính đang xếp cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức vụ kiêm nhiệm (50% mức lương bậc 1 cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh kiêm nhiệm).

- Cán bộ cấp xã mà kiêm nhiệm chức danh công chức cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương bậc 1 của ngạch công chức hành chính đang xếp của cán bộ cấp xã được bố trí kiêm nhiệm.

- Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm. Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định.Cùng với việc tăng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh theo quy định mới tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP cũng bãi bỏ việc hưởng phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính đối với công chức cấp xã. 

3. Về nâng bậc lương

Việc nâng lương đối với cán bộ, công chức cấp xã được chia làm hai trường hợp đối với cán bộ xã xếp lương chức vụ và với cán bộ, công chức cấp xã được xếp lương ngạch, bậc, cụ thể là:

- Cán bộ cấp xã thuộc diện xếp lương chức vụ 2 bậc (chưa có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên), nếu có thời gian hưởng lương bậc 1 là 05 năm (đủ 60 tháng), hoàn thành nhiệm vụ, không bị kỷ luật thì được nâng lên bậc 2.

- Cán bộ cấp xã thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính (có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên) và công chức cấp xã có trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ sơ cấp trở lên phù hợp với công việc hiện đảm nhiệm thì được thực hiện chế độ nâng bậc lương như đối với công chức hành chính. Việc nâng lương được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động./.

----------------------------------

Tài liệu tham khảo: 

1. Chính phủ, Nghị định số 34/2019/ NĐ-CP ngày 24/4/2019 sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thông tư số 05/2017/TT-BNV ngày 15/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính.

Thủy Nguyên - Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ 

tcnn.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Chat GPT - Góc nhìn quản lý nhà nước

Ngày đăng 27/03/2024
Sự ra đời của Chat GPT (còn gọi là ChatGPT, chatbot) là bước “đột phá” cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ AI, có thể tác động lớn tới hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù, còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực tiềm ẩn nhưng nếu tiếp cận phát triển công nghệ này một cách có trách nhiệm và đạo đức thì có thể đảm bảo rằng Chat GPT sẽ trở thành một công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả lĩnh vực.

Bài học Vĩnh Phúc, Lâm Đồng và lời nhắc nhở với người đứng đầu

Ngày đăng 21/03/2024
Với những nhắc nhở của Đảng qua vụ việc ở Vĩnh Phúc và Lâm Đồng, các lãnh đạo mới nhận nhiệm vụ đã khẳng định sẽ gương mẫu, đoàn kết, không để xảy ra vi phạm tương tự, làm tổn hại uy tín của Đảng.  

Lựa chọn cán bộ xứng tầm vào các vị trí lãnh đạo

Ngày đăng 13/03/2024
Bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới đây nhận được sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên cả nước.

Để tăng lương thực sự ý nghĩa!

Ngày đăng 11/03/2024
Tăng lương tối thiểu vùng, cải cách tiền lương là rất cần thiết trong bối cảnh nhiều công chức, viên chức xin ra khỏi ngành vì mức lương quá thấp. Tuy nhiên, việc tăng lương chỉ thực sự có ý nghĩa khi lạm phát được kiểm soát và luôn sẵn sàng các phương án can thiệp, bình ổn thị trường phù hợp...

Bổ sung nhân lực theo Nghị quyết 98/2023/QH15: Gỡ áp lực, nâng chất lượng phục vụ nhân dân

Ngày đăng 07/03/2024
Được bổ sung nhân lực lãnh đạo từ Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Nghị quyết 98), nhiều phường, xã, thị trấn đông dân ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) cơ bản đã gỡ được áp lực, nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân. Trong khi đó, một số địa phương dù rất nóng lòng bổ sung nhưng vẫn chưa thực hiện được.

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.