Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Ngày đăng: 30/07/2020   10:11
Mặc định Cỡ chữ
Bộ Nội vụ vừa ban hành Kế hoạch số 170-KH/BCSĐ triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW) và Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/03/2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 (Nghị quyết số 26/NQ-CP).
Ảnh minh họa: internet

Kế hoạch nhằm phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính phủ đến các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ nhằm nắm vững quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu trong nghị quyết; đồng thời xác định rõ nhiệm vụ của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Trung ương và Nghị quyết số 26/NQ-CP có hiệu quả, thiết thực, gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao và chương trình công tác hàng năm của Bộ Nội vụ. 

Kế hoạch yêu cầu người đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị nghiên cứu, học tập và triển khai các nội dung cụ thể nêu trong nghị quyết.

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ phối hợp với cấp ủy cùng cấp phổ biến, quán triệt các Nghị quyết tới toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao lồng ghép nội dung quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng vào các chương trình, kế hoạch của cơ quan, đơn vị để thực hiện tốt các Nghị quyết nêu trên.

Vụ Tổ chức - Biên chế: Chủ động, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu về việc kiện toàn tổ chức bộ máy ở trung ương và địa phương có biển về quản lý nhà nước tổng hợp, thông nhất về biển và hải đảo; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, giữa trung ương với địa phương về công tác biển, đảo. 

Vụ Chính quyền địa phương: Rà soát hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, gắn với tính đặc thù của địa phương có biển; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện việc phân chia ranh giới quản lý biển ven bờ cho các địa phương ven biển; nâng cao năng lực quản lý các đảo, quần đảo và vùng ven biển.

Vụ Công chức - Viên chức: Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên môi trường, có cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, từng bước hình thành đội ngũ các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đạt trình độ quốc tế, có chuyên môn sâu về biển và đại dương.

Vụ Pháp chế: Tham mưu, giúp Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Tư pháp và bộ, ngành có liên quan hoàn thiện hệ thống pháp luật về biển và hải đảo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ (nếu có)./.

PV

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Ngày đăng 29/03/2024
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, ngay sau Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 - 06/01/2026).

Rà soát các quy định của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) để tránh chồng chéo, trùng lắp với quy định của Luật Di sản văn hóa

Ngày đăng 27/03/2024
Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, chiều ngày 26/3/2024, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng và Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng dự Hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Ngày đăng 25/03/2024
Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin - cho".

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân

Ngày đăng 25/03/2024
Sáng 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024.  

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

Ngày đăng 23/03/2024
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 theo đúng quy định, không để tiếp tục chậm trễ; việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn phải bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phù hợp với khả năng thực hiện, giải ngân và đúng các quy định pháp luật về đầu tư công. 

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.