Hà Nội, Ngày 24/04/2024

Cơ chế một cửa quốc gia vẫn cần nhiều cải cách

Ngày đăng: 07/07/2020   15:28
Mặc định Cỡ chữ
Tạo thuận lợi thương mại, trọng tâm là cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính (TTHC) xuất nhập khẩu là cách thức để Việt Nam hiện thực hóa các cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Việc hình thành và đưa vào hoạt động cơ chế một cửa quốc gia (MCQG) từ tháng 11-2014 giúp doanh nghiệp (DN) đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hóa, nhờ đó tiết kiệm thời gian và các chi phí tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế của Cổng thông tin MCQG cần sớm được khắc phục.

Giảm thời gian và chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam vừa công bố “Đánh giá mức độ hài lòng của DN và thời gian thực hiện TTHC qua cơ chế MCQG”. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đã có 198 TTHC của 13 bộ, ngành kết nối tham gia Cổng thông tin MCQG. Song báo cáo này là tổng hợp và phản ánh ý kiến của gần 3.100 DN về 12 TTHC-dịch vụ công có tần suất thực hiện nhiều nhất trên Cổng thông tin MCQG. Những thủ tục trong diện đánh giá thuộc phạm vi quản lý nhà nước của 5 bộ, ngành, bao gồm: Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế.

Hoạt động thông quan hàng hóa tại Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. 

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các chức năng cơ bản trên Cổng thông tin MCQG hiện hoạt động tốt. Tỷ lệ DN đánh giá cao tính thuận lợi đối với các tính năng cơ bản như “tạo tài khoản và đăng nhập”, “xem và in hồ sơ”. Dù vậy, vẫn có 27% DN chưa hài lòng với tình trạng hoạt động thiếu ổn định của Cổng thông tin MCQG do còn gặp những lỗi kết nối; khoảng 20% DN phản ánh tốc độ xử lý các tác vụ trên cổng còn chậm. Về thời gian tuân thủ, báo cáo chỉ ra rằng, có 10/12 TTHC ghi nhận thời gian DN phải dành ra cho thực hiện thủ tục đã giảm đi. Số ngày tiết kiệm được từ 1 đến 3 ngày; ngoài ra, 8 TTHC ghi nhận chi phí giảm đi đáng kể so với trước phương thức cũ.

Đẩy mạnh kết nối và chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành

Đại diện đơn vị thực hiện báo cáo khảo sát, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Ban Pháp chế, VCCI nhấn mạnh, việc triển khai cơ chế MCQG đã mang lại những thay đổi tích cực về thời gian và chi phí thực hiện TTHC cho DN. Tuy nhiên, sự thay đổi này không đồng đều giữa các thủ tục và các bộ, ngành. Cụ thể, các thủ tục thuộc Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dễ thực hiện hơn so với các thủ tục thuộc 3 bộ còn lại (Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ)… Đáng chú ý, ở mỗi thủ tục, chi phí phát sinh nhiều nhất là ở giai đoạn tiếp nhận, giải quyết hồ sơ tại các cơ quan quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Theo ông Đậu Anh Tuấn, nguyên nhân là do hệ thống xử lý thủ tục của bộ quản lý chuyên ngành chưa điện tử hóa hoàn toàn. Ở một số thủ tục tồn tại song song việc làm thủ tục trên Cổng thông tin MCQG, vừa nộp hồ sơ giấy ở bộ ngành quản lý; thông báo tình trạng xử lý hồ sơ nhiều khi không rõ ràng, một số DN bị yêu cầu sửa đổi hồ sơ nhiều lần và thời gian các bộ xử lý hồ sơ của một số DN tương đối lâu, dẫn đến tốn kém thời gian, chi phí.

Ở góc độ DN, ông Trương Văn Cẩm, Phó cChủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam nêu thực trạng, có trường hợp, cùng một loại thủ tục nhưng DN phải thực hiện nhiều lần do các bộ, ngành chưa đẩy mạnh kết nối và chia sẻ thông tin. Do đó, thời gian tới Tổng cục Hải quan cần tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành thúc đẩy việc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tập trung; cùng với đó cần sự vào cuộc của tất cả các bên để cơ chế MCQG vận hành hiệu quả, thông suốt. Đại diện một số DN, hiệp hội ngành hàng cũng kiến nghị các bộ, ngành cần đẩy nhanh việc triển khai thanh toán điện tử, khắc phục các khó khăn của DN khi sử dụng chữ ký số và nâng cấp các chức năng giải đáp vướng mắc cho DN khi thực hiện TTHC.

Ở góc độ bộ ngành, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho biết, Bộ Công Thương là một trong những bộ đầu tiên tham gia Cổng thông tin MCQG. Song đến nay, Bộ Công Thương mới kết nối được 11 thủ tục, còn lại 6 thủ tục chưa kết nối được dù đã sẵn sàng các điều kiện triển khai. Trong khi đó, sau 6 tháng Chính phủ khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia, Bộ Công Thương đã đưa lên được 131 TTHC. “Sự tham gia của các bộ, ngành là một phần, nhưng quan trọng nhất vẫn là đơn vị vận hành cơ chế MCQG, đó là cái trục còn các bộ ngành là nan hoa kết nối vào”, ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh./.

Theo: qdnd.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Thống nhất cách thức thực hiện khai thác thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Ngày đăng 21/04/2024
Ngày 21/4/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản số 2635/VPCP-KSTT về việc báo cáo kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), phương án đơn giản hóa về thủ tục hành chính (TTHC), giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư tại các Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ.

PAR INDEX năm 2023: Bộ Nội vụ tiếp tục giữ vị trí thứ 04/17 bộ, cơ quan ngang bộ

Ngày đăng 17/04/2024
Bộ Nội vụ tiếp tục giữ vị trí thứ 04/17 bộ, cơ quan ngang bộ trong bảng Chỉ số cải cách hành chính năm 2023, đạt 87.04%. Dẫn đầu là Bộ Tư pháp, đạt 89.95% và đứng cuối bảng là Bộ Công Thương, đạt 78.03%.

Công tác cải cách hành chính đã có những chuyển biến tích cực và đạt kết quả khá toàn diện

Ngày đăng 17/04/2024
Ngày 17/4/2024, Bộ Nội vụ - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS 2023) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023). 

Thực trạng và giải pháp xây dựng chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị

Ngày đăng 15/04/2024
Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng chính quyền số là một mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian quan, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã không ngừng nỗ lực, tổ chức triển khai thực hiện và thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị thời gian qua vẫn còn gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng thành công chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.

Bộ Nội vụ làm việc với UBND Thành phố Hồ Chí Minh về sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày đăng 08/04/2024
Tiếp Đoàn công tác của Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) Phan Văn Mãi nhấn mạnh, buổi làm việc với Đoàn công tác là rất quan trọng, giúp TPHCM tiếp tục hoàn thiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính trong đặc thù của Thành phố; cũng như thúc đẩy công tác cải cách hành chính tại Thành phố thời gian tới.