Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Hà Nội: Chú trọng quy trình nhân sự dân chủ, lựa chọn được người tiêu biểu

Ngày đăng: 01/07/2020   13:57
Mặc định Cỡ chữ
Đến nay Hà Nội đã có 100% chi bộ tổ chức đại hội, trên 80% tổ chức cơ sở Đảng tổ chức đại hội và 3 đại hội điểm được tổ chức thành công trên mọi phương diện. Đây là những căn cứ quan trọng để các Đảng bộ cấp trên cơ sở tiếp tục tổ chức thành công Đại hội có chất lượng và đúng tiến độ đặt ra.

Phát huy dân chủ trong Đảng

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, ngay sau khi có Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Kế hoạch số 155-KH/TU về Đại hội đảng các cấp. Trên cơ sở đó, các cấp ủy trực thuộc đã cụ thể hóa, triển khai thực hiện, gắn với tập trung giải quyết những vụ việc phức tạp, tồn đọng để tổ chức Đại hội Đảng các cấp thành công.

Đại hội Đảng bộ quận Ba Đình lần thứ XXVI, một trong 3 Đại hội điểm của Hà Nội.

Đến giữa tháng 5/2020, toàn Đảng bộ Hà Nội đã có 17.118, đạt 100% chi bộ tổ chức thành công đại hội. Đến nay đã có trên 80% tổ chức cơ sở đảng tổ chức thành công đại hội.

Cả 3 Đại hội điểm tại huyện Gia Lâm, Bộ Tư Lệnh Thủ đô, quận Ba Đình đều được tổ chức thành công trên mọi phương diện. Đánh giá của Thành ủy Hà Nội cho thấy cả 3 đại hội điểm đã nghiêm túc thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, xây dựng và ban hành kế hoạch và nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện công tác nhân sự, công tác kiểm tra, giám sát, công tác chuẩn bị văn kiện. Công tác chuẩn bị Đại hội cấp trên cơ sở được tập trung thực hiện chu đáo, đúng quy định, bảo đảm tiến độ. Ba đại hội đã diễn ra thành công, thực hiện đủ 4/4 nội dung đề ra. Thời gian đại hội không quá 3 ngày theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy Hà Nội.

Đối với các đảng bộ cấp trên cơ sở còn lại, TP. Hà Nội xác định tổ chức đại hội xong trước ngày 15/8/2020.

Hai trong số 3 đại hội điểm của TP. Hà Nội đã tiến hành bầu trực tiếp bí thư tại đại hội. Huyện Gia Lâm là đơn vị đầu tiên tiến hành bầu trực tiếp bí thư tại đại hội. Đồng chí Lê Anh Quân, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm khóa XXI tiếp tục được bầu là Bí thư Huyện ủy khóa XXII với số phiếu đạt 218/219 (tỷ lệ 99,54%). Tại Đại hội Đảng bộ quận Ba Đình lần thứ XXVI, đồng chí Hoàng Minh Dũng Tiến, Bí thư Quận ủy Ba Đình khóa XXV tiếp tục được bầu là Bí thư Quận ủy Ba Đình khóa XXVI với số phiếu đạt 267/268 (tỷ lệ 99,63%).

Việc bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội giúp xác định được uy tín của người đứng đầu với tập thể, phát huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy trong thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, tạo sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên với người đứng đầu trong nhiệm kỳ tới. Người đứng đầu cấp ủy cũng nhận thức được tín nhiệm của đại bộ phận đảng viên với chính bản thân để có phương hướng lãnh đạo thời gian tới một cách thiết thực hiệu quả nhất.

Theo Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Đỗ Đức Bảo, việc bầu trực tiếp bí thư tại đại hội không phải là yêu cầu bắt buộc, tuy nhiên, Ban Thường vụ Thành ủy khuyến khích ban thường vụ các cấp ủy đảng bộ cấp trên cơ sở cân nhắc điều kiện thực tế của đơn vị để đăng ký hình thức bầu trực tiếp. Việc bầu trực tiếp bí thư cấp ủy tại đại hội là hình thức phát huy dân chủ trong Đảng.

Ban Thường vụ Thành ủy khuyến khích các địa phương đủ điều kiện đăng ký, phấn đấu khoảng 20%-30% số đảng bộ trực thuộc của Hà Nội bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội với tinh thần là nơi nào có đủ điều kiện, tập thể đoàn kết, thống nhất, Bí thư cầu thị, cần sự tín nhiệm của đại biểu tại Đại hội thì tiến hành. Điều quan trọng là sau Đại hội, Bí thư được bầu trực tiếp tự tin hơn, đánh giá đúng mình hơn, phát huy được năng lực của mình.

Lựa chọn nhân sự chặt chẽ

Tại các cuộc làm việc của Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 với các đơn vị như: Quận Hà Đông, quận Long Biên, quận Hoàn Kiếm, huyện Phú Xuyên, Đảng bộ VNPT… các đơn vị đều cho biết các văn kiện trình đại hội được các cấp ủy chuẩn bị chu đáo, tổ chức lấy ý kiến góp ý của đảng viên ở từng chi bộ trực thuộc trước khi trình đại hội. Nhân sự giới thiệu tham gia bầu tại đại hội được lựa chọn chặt chẽ theo quy định.

Về công tác chuẩn bị đại hội Đảng bộ quận Hà Đông, toàn quận đã có 57/60 tổ chức cơ sở Đảng tổ chức xong đại hội. Ban Thường vụ Quận ủy đã tổ chức nhiều hội nghị xin ý kiến góp ý vào dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội; công tác nhân sự đang được rà soát chặt chẽ và đưa ra thảo luận tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ quận diễn ra vào giữa tháng 6.

Đối với Đảng bộ VNPT Hà Nội, đến ngày 17/3 có 142 chi bộ và 9 đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở đã tổ chức xong đại hội. Đến ngày 10/6 có 17 chi bộ, đảng bộ cơ sở đã tổ chức xong đại hội. Các đại hội đều được thực hiện đúng Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương và Thành ủy. Văn kiện được chuẩn bị kỹ, lấy ý kiến rộng rãi. Chất lượng cấp ủy khóa mới được nâng lên, có đổi mới về cơ cấu. Dự kiến, Đại hội Đảng bộ VNPT diễn ra trong tháng 7/2020.

Tại Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco), đến nay, dự thảo văn kiện đại hội đã được 100% các chi, đảng bộ cơ sở trực thuộc đóng góp ý kiến dân chủ, thẳng thắn, với tinh thần thống nhất cao. Phương án nhân sự đã được hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Tổng Công ty thông qua. Dự kiến, Đại hội Đảng bộ Tổng công ty diễn ra trong hai ngày 22 và 23/7.

Tại các cuộc làm việc, Trưởng Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đều đề nghị các đơn vị bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy, tiếp tục chỉ đạo đại hội thành công. Trong quá trình chỉ đạo, cần chú trọng thực hiện quy trình nhân sự thật dân chủ, đúng quy định, đặc biệt phải được tín nhiệm.

Đặc biệt các đơn vị không được chủ quan, tiếp tục thực hiện tốt từng khâu, từng bước công tác chuẩn bị bảo đảm chu đáo, kỹ càng, chất lượng. Trong đó, việc tiếp thu ý kiến đóng góp của các chi bộ, đảng bộ cơ sở phải bảo đảm thực chất, có báo cáo giải trình cụ thể. Dự thảo Chương trình hành động phải được đầu tư kỹ lưỡng, xác định trọng tâm, trọng điểm cho từng giai đoạn; bảo đảm tính khả thi và thực chất.

Với công tác nhân sự cần rà soát, chuẩn bị đề án nhân sự theo đúng quy định, quy trình, chú trọng tỷ lệ nữ, tỷ lệ trẻ theo cơ cấu. Văn kiện trình đại hội cần chú ý bảo đảm ngắn gọn, chất lượng. Cơ cấu cấp ủy phải bảo đảm tinh gọn, tập trung. Ngoài ra, cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, đi vào thực chất, tạo dư luận tốt, phấn khởi trong cán bộ, đảng viên, nhân dân trước, trong và sau Đại hội./.

Theo: chinhphu.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ban hành Thông tư quy định về việc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính

Ngày đăng 27/03/2024
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 202/TTg-NN ngày 26/3/2024 về việc triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15. Theo đó, giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành theo thẩm quyền Thông tư quy định về việc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính và hướng dẫn việc giải quyết trường hợp chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính.

Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 là đòn bẩy hết sức hiệu quả để Thành phố Hồ Chí Minh tận dụng cơ hội phát triển nhanh và bền vững

Ngày đăng 25/03/2024
Trình bày tham luận tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân (HĐND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức sáng 25/3/2024 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Hồ Chí Minh Huỳnh Thanh Nhân cho biết, trong năm 2023, HĐND Thành phố đã thông qua 25 nghị quyết triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội, là đòn bẩy hết sức hiệu quả để Thành phố Hồ Chí Minh tận dụng cơ hội phát triển nhanh và bền vững.

Đấu tranh với âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo hình thành “Nhà nước Khmer Krôm” ở Tây Nam Bộ

Ngày đăng 21/03/2024
Những năm gần đây, một số thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nam Bộ để tuyên truyền những luận điệu xuyên tạc nhằm mục đích chống phá Nhà nước Việt Nam, đòi thành lập “Nhà nước Khmer Krôm”. Bài viết góp phần nhận diện và đấu tranh với âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để hình thành “Nhà nước Khmer Krôm” ở Tây Nam Bộ. 

Đến năm 2030, toàn tỉnh Lạng Sơn có 17 đô thị các loại

Ngày đăng 19/03/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 19/3/2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tạm dừng bầu, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại 5 huyện, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng

Ngày đăng 19/03/2024
Tỉnh uỷ Lâm Đồng vừa có văn bản yêu cầu 5 huyện, thành phố tạm dừng việc bầu, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động các chức danh lãnh đạo, quản lý, trừ trường hợp khuyết người đứng đầu mà không bố trí được người phụ trách.

Tiêu điểm

Chat GPT - Góc nhìn quản lý nhà nước

Sự ra đời của Chat GPT (còn gọi là ChatGPT, chatbot) là bước “đột phá” cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ AI, có thể tác động lớn tới hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù, còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực tiềm ẩn nhưng nếu tiếp cận phát triển công nghệ này một cách có trách nhiệm và đạo đức thì có thể đảm bảo rằng Chat GPT sẽ trở thành một công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả lĩnh vực.