Hà Nội, Ngày 18/04/2024

Trách nhiệm nêu gương phải trở thành nhu cầu văn hóa tự giác, tự nguyện

Ngày đăng: 15/06/2020   11:24
Mặc định Cỡ chữ
Chia sẻ với Tạp chí Tổ chức nhà nước, GS.TS Hoàng Chí Bảo, Chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, nêu gương phải được coi là bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm, đồng thời phải có tính tự giác, tự nguyện, trở thành một nhu cầu văn hóa trong lẽ sống, lối sống và nếp sống hàng ngày của mỗi người, trước hết là của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong các cơ quan, công sở. Người biết nêu gương là người đạt đến những phẩm chất của nhân cách văn hóa, luôn có mong muốn trở nên tốt đẹp để tự hoàn thiện bản thân mình theo hệ giá trị chuẩn mực chân - thiện - mỹ.

Theo GS.TS Hoàng Chí Bảo, người có đạo đức, nêu gương sáng về đạo đức là người biết trọng lương tâm, liêm sỉ và danh dự. Đó là cơ sở tâm lý - đạo đức của lòng tự trọng. Có sự tôn trọng chính mình mới biết tôn trọng người khác, không làm điều gì trái đạo lý cũng không bao giờ có thái độ, lời nói, hành vi thiếu tôn trọng hay xúc phạm người khác. Không những thế, người có đạo đức không bó hẹp trong phạm vi "tu thân, dưỡng tính" chỉ cho riêng mình mà còn phải biết phê phán, lên án cái xấu, cái ác, bênh vực và bảo vệ cái đúng, cái tốt, không bàng quan, không dửng dưng, vô cảm trước những đau khổ, bất hạnh của người khác, biết cảm thông và chia sẻ với những cảnh đời, số phận của những người xung quanh khi họ gặp cảnh éo le, ngang trái trước cái ác, cái xấu, những hành vi phi nhân tính.

GS.TS Hoàng Chí Bảo phát biểu tại Tọa đàm "Tư tưởng Hồ Chí Minh về nêu gương và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên" do Bộ Nội vụ tổ chức ngày 12/6/2020.

Phát biểu tại Tọa đàm "Tư tưởng Hồ Chí Minh về nêu gương và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên" do Bộ Nội vụ tổ chức ngày 12/6/2020, GS.TS Hoàng Chí Bảo đã nêu lên một số quan điểm về nêu gương theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh:

Một là, nêu gương về mục đích sống và động cơ tranh đấu.

Sớm có lòng yêu nước thương dân, thấu hiểu nỗi thống khổ của nhân dân trong tình cảnh nô lệ, nước mất nhà tan, người thanh niên đầy nhiệt huyết Nguyễn Tất Thành, 21 tuổi đã ra đi tìm đường cứu nước. Đó là khởi đầu của sự dấn thân. Cuộc đời Người từ đây là cuộc đời lao động, học tập và tranh đấu. Người đã đi, làm đủ mọi nghề để sống, để quan sát, tìm hiểu, tự trau dồi tri thức, tích lũy vốn sống và kinh nghiệm để từng bước giác ngộ chân lý, nhận đường và tìm thấy con đường cách mạng. Mục đích sống và động cơ tranh đấu của Người, trước sau như một chỉ vì dân vì nước. Người từng nói trước quốc dân đồng bào, “tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được độc lập, dân ta có tự do, đồng bào ta có hạnh phúc và được hưởng hạnh phúc”. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngay sau lễ tuyên bố độc lập, Người đã đề nghị Chính phủ và đồng bào cả nước “cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, góp gạo cứu giúp người nghèo” và Người đề nghị được làm trước tiên. Hiếm có vị đứng đầu chính phủ nào trên thế giới, nội các vừa mới thành lập đã thực hiện ngay nghĩa cử cao quý đó.

Hai là, nêu gương về thái độ tôn trọng dân, phát huy dân chủ và đức khiêm tốn.

Người có niềm tin mãnh liệt vào vai trò sáng tạo của nhân dân trong tư cách chủ thể. Sức mạnh đoàn kết của toàn dân là sức mạnh chiến thắng mọi cường quyền, đánh bại mọi thế lực ngoại xâm, dù chúng là “những đế quốc to”. Đó còn là sức mạnh để “kháng chiến tất thắng, kiến quốc tất thành”, đánh thắng cả nghèo nàn lạc hậu, xây dựng nước nhà cường thịnh. Tôn trọng dân, Người khẳng định “nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân, chính quyền từ xã tới Chính phủ Trung ương đều do dân cử ra, đoàn thể từ Trung ương tới xã do dân tổ chức nên, nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.

Người cũng khiêm tốn không nhận cho mình huân chương, phần thưởng vì như Người tự đánh giá là “chưa xứng đáng”, bởi “chưa làm tròn nhiệm vụ khi miền Nam chưa được giải phóng”. Người nói lời thành thật với cụ Bùi Bằng Đoàn rằng: “Trước một người thông thái như cụ thì tôi không dám giấu dốt”. Người thành thật nói rằng, mình “tài hèn sức mọn” mà việc nước thì vô cùng hệ trọng nên Người thiết tha mời các vị tài cao, đức lớn vui lòng làm cố vấn cho công việc lãnh đạo, quản lý đất nước. Lòng chân thành, đức khiêm tốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh như có sức mạnh kỳ diệu, cảm hóa muôn người, bao nhiêu nhân tài trí thức đã quy tụ xung quanh Chính phủ do Người đứng đầu để vừa kháng chiến vừa kiến quốc, đem hết tài trí, tâm huyết phục vụ đất nước và nhân dân.

Ba là, nêu gương thực hành đoàn kết, đại đoàn kết, nêu cao tinh thần đại nghĩa, đoàn kết trên cơ sở dân chủ, hướng tới đồng thuận, nêu cao đồng tâm, đồng ý, đồng chí, đồng lòng để đồng hành, đưa sự nghiệp cách mạng vượt qua mọi gian nan thử thách, hy sinh đi tới thắng lợi.

Nêu gương đoàn kết, đại đoàn kết, Người đã trở thành biểu tượng kiệt xuất của tình đoàn kết chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, vì đại nghĩa, phải nêu cao tinh thần đoàn kết, phải quang minh chính đại. Người quan niệm chính trị cốt ở đoàn kết và thanh khiết. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, giữ vững nguyên tắc, linh hoạt mềm dẻo trong phương pháp, khôn ngoan sáng suốt trong sách lược, tất cả vì mục đích và lý tưởng của sự nghiệp cách mạng - đó là cơ sở để thực hành đoàn kết và đồng thuận trong Đảng, trong dân, trong nước và quốc tế. Cái đích cao nhất là hòa bình, là độc lập tự do, ấm no và hạnh phúc cho nhân dân.

Bốn là, nêu gương về phương pháp và phong cách làm việc khoa học, cẩn thận, chu đáo, lãnh đạo và quản lý dựa trên các chuẩn mực dân chủ, khoa học, luật pháp, kỷ cương và sự gương mẫu về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Theo Người, gương mẫu đó là cách lãnh đạo tốt nhất, hợp lòng dân nhất. Cả cuộc đời Người đã thực hành nêu gương sáng đó. Người thường chủ trương nói ít làm nhiều, lời nói đi đôi với việc làm. Phong cách Hồ Chí Minh không chỉ khoa học trong tư duy, nói và viết ngắn gọn, giản dị, sâu sắc, làm việc luôn luôn đúng giờ, giữ đúng nề nếp, hài hòa...

Năm là, nêu gương ứng xử tinh tế, thực hành lối ứng xử thấm nhuần văn hóa khoan dung.

Đây là tổng hợp tất cả tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người trong công việc, trong quan hệ con người, trong cư xử với anh em, đồng chí, bạn bè, cả trong nước và quốc tế, nhất là trong quan hệ với nhân dân./.

Mạnh Quân

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới

Ngày đăng 10/04/2024
Trong những năm qua, việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII, XIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thiết thực, với nhiều cách làm mới, sáng tạo, ngày càng đi vào thực chất, chiều sâu, từng bước trở thành nhiệm vụ, thường xuyên của mỗi tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên các cơ quan Trung ương. Qua đó, đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, có sức lan tỏa, đưa đến những thay đổi tích cực trong toàn Đảng bộ, đặc biệt là trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng bộ Khối.

Xây dựng đội ngũ chính trị viên ở đơn vị cơ sở trong Quân đội có đức, có tài theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Ngày đăng 26/03/2024
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức và tài luôn là kim chỉ nam định hướng cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng. Chính trị viên là người chủ trì về chính trị ở đơn vị cơ sở, đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị. Bài viết tập trung phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, tài và sự vận dụng vào việc xây dựng đội ngũ chính trị viên ở đơn vị cơ sở trong Quân đội đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới.

Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay

Ngày đăng 20/03/2024
Trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động đã và đang tăng cường chống phá, xuyên tạc về nền tảng tư tưởng của Đảng, những thành quả của cách mạng Việt Nam, mỗi cán bộ, đảng viên cần hiểu và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trước các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị trong quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Ngày đăng 13/03/2024
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ cán bộ chính trị trong Quân đội hiện nay cần phải quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này. Đây là nội dung, biện pháp quan trọng, khâu đột phá căn bản để xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong Quân đội có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, phương pháp, tác phong công tác ngang tầm nhiệm vụ.

Thành phố Đà Nẵng vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào triển khai công tác dân vận

Ngày đăng 26/02/2024
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận là hệ thống quan điểm toàn diện về dân vận và công tác dân vận. Bài viết khái quát những kết quả nổi bật ở thành phố Đà Nẵng trong việc vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận, qua đó đưa ra một số giải pháp để tiếp tục triển khai hiệu quả công tác dân vận trong thời gian tới tại thành phố Đà Nẵng.