Hà Nội, Ngày 19/03/2024

Đà Nẵng: Tiếp tục phát huy '5 Không', '3 Có' và '4 An'

Ngày đăng: 04/06/2020   15:37
Mặc định Cỡ chữ
“5 Không”, “3 Có” và “4 An” là ba chương trình đột phá của TP. Đà Nẵng, giải quyết được nhiều vấn đề về an sinh xã hội và mang nhiều ý nghĩa nhân văn.

Sáng ngày 03/6/2020, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Hội thảo chuyên đề về mục tiêu, định hướng chương trình Thành phố “5 Không”, “3 Có” và “4 An”.

Những chương trình đột phá

Năm 2000, TP. Đà Nẵng đã đề ra Chương trình “5 Không”: “Không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy, không có giết người cướp của”. Đây là một chủ trương mang đậm tính nhân văn, đột phá, chưa có địa phương nào trong cả nước đề ra.

Kết quả 20 năm thực hiện Chương trình "5 Không", về mục tiêu "không có hộ đói”, ngay sau 2 năm triển khai, Thành phố đã cơ bản không còn hộ đói, chuyển sang “không có hộ đặc biệt nghèo”. Thành phố đã chọn gần 6.000 hộ nghèo có mức thu nhập thấp nhất, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và thực hiện các chính sách đặc thù riêng, tập trung huy động nguồn lực từ Nhà nước và cộng đồng xã hội để hỗ trợ. Đến nay, cơ bản không còn những hộ nghèo đặc biệt khó khăn như tên gọi của Chương trình.

Mục tiêu “không có người mù chữ” đã chuyển sang “không có học sinh bỏ học”, tập trung phổ cập tất cả các cấp học, nhất là không để học sinh phải nghỉ học. Về mục tiêu “Không có người lang thang xin ăn”, không còn tình trạng ăn xin nhếch nhác, các điểm nóng được xử lý triệt để. Về mục tiêu “không có người nghiện ma túy không được kiểm soát trong cộng đồng" và "Không có giết người để cướp của”, tình trạng người nghiện được kiểm soát chặt chẽ, tình trạng giết người cướp của giảm xuống mức thấp.

Năm 2005, Thành phố tiếp tục đề ra Chương trình “3 Có”: “Có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn hóa văn minh đô thị". Trong 15 năm, Thành phố đã giải quyết bố trí cho thuê gần 10.000 căn hộ, góp phần giảm tải áp lực về chỗ ở cho người dân an cư để lạc nghiệp. Hằng năm, bình quân giải quyết việc làm cho gần 30.000 lao động (trong đó gần 20.000 việc làm mới tạo ra); nếp sống văn hóa, văn minh đô thị của người dân và du khách có sự chuyển biến rõ rệt.

Tiếp đến năm 2016, Thành phố đề ra Chương trình “4 An”: “An ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, an sinh xã hội”. Chương trình đã đạt được kết quả nhất định ở các lĩnh vực như: Xử lý các điểm đen giao thông, nút giao thông tránh ùn tắc và tăng cường lực lượng kiểm tra xử phạt trên 200.000 trường hợp; đã thành lập Ban quản lý An toàn thực phẩm độc lập, lực lượng kiểm tra được tăng cường, tập trung xử lý những vấn đề bức xúc về thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm... Nhờ vậy, hạn chế thấp nhất tình trạng ngộ độc thức ăn, sử dụng hóa chất trong chế biến thực phẩm...

Từ Chương trình 3" Có", bình quân hằng năm TP. Đà Nẵng giải quyết việc làm cho 30.000 lao động.

Thay đổi các tiêu chí phù hợp với tình hình mới

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh, bên cạnh những kết quả đạt được Thành phố còn phải đối mặt với các vấn đề xã hội hiện nay như: Tình trạng trẻ em bị bạo hành và xâm hại; người xin ăn biến tướng, người nghiện sử dụng các loại ma túy tổng hợp (thuốc lắc, ma túy đá), độ tuổi sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa có xu hướng gia tăng; tình trạng lạm dụng ma túy, rượu bia, bạo lực gia đình, cờ bạc, số đề, cá độ bóng đá, cho vay mượn kiểu “tín dụng đen” dẫn đến giết người cướp của; nhu cầu giải quyết việc làm, nhà ở, các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân... đang là vấn đề bức xúc đặt ra.

Thời gian tới, Thành phố dự kiến điều chỉnh mục tiêu “Không có học sinh bỏ học” chuyển sang “Không có trẻ em bị bạo hành trong gia đình và nhà trường” hoặc “Không xâm hại, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em” hoặc Chương trình "Trẻ em an toàn, không bị bạo hành và xâm hại”. Vì hiện nay tình trạng trẻ em bị bạo hành, xâm hại đang là vấn đề bức xúc nhất nên cần phải có chương trình để tập trung xử lý.

Các đại biểu tham dự Hội thảo cho rằng, 4 mục tiêu của Chương trình “4 An” nên được tiếp tục duy trì vì phát huy hiệu quả mạnh mẽ dù mới thực hiện được 5 năm. 

Các đại biểu đề xuất tích hợp các mục tiêu chưa hoàn thành của Chương trình "5 Không", "3 Có" tiếp tục đồng hành với Chương trình “4 An”. Chẳng hạn như, tích hợp các mục tiêu “không có người lang thang xin ăn”, “có nhà ở” và “có việc làm” vào mục tiêu “an sinh xã hội” trong Chương trình "4 An", đồng thời tập trung tổ chức thực hiện hiệu quả mục tiêu “an sinh xã hội” năm 2020. Trong đó hướng mạnh đến việc tổ chức thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững theo chuẩn đa chiều để TP. Đà Nẵng có thể yên tâm kết thúc vai trò lịch sử của mục tiêu “không có hộ đặc biệt nghèo” trong Chương trình “5 Không” của Thành phố./.

Theo: baochinhphu.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội: Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đi vào những nội hàm rất cụ thể liên quan đến phân cấp, phân quyền

Ngày đăng 14/03/2024
Sáng 14/3/2024, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Kết luận về việc xử lý vướng mắc trong quá trình hướng dẫn thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030

Ngày đăng 13/03/2024
Ngày 13/3/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 94/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về việc xử lý một số vướng mắc trong quá trình hướng dẫn thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.

Đến năm 2035, Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày đăng 05/03/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 04/3/2024 về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, đến năm 2035, Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Quyết liệt thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030

Ngày đăng 04/03/2024
Thường trực Chính phủ yêu cầu quyết liệt thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 bảo đảm mục tiêu, lộ trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; khẩn trương hoàn thiện, báo cáo Bộ Chính trị và xây dựng các văn bản quy định, công việc cụ thể để triển khai chế độ tiền lương mới kể từ ngày 01/7/2024.

Công bố danh mục thủ tục lĩnh vực Công chức, viên chức; Chính quyền địa phương; Thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi quản lý của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội

Ngày đăng 02/03/2024
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1055/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục lĩnh vực Công chức, viên chức; Chính quyền địa phương; Thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi quản lý của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội.

Tiêu điểm

Tuổi trẻ Bộ Nội vụ sôi nổi chào mừng 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024)

Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của tuổi trẻ cả nước thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024); Thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào Thanh niên năm 2024; sáng 18/3/2024, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Nội vụ phối hợp Huyện đoàn Mê Linh tổ chức Chương trình “Hành trình đến với địa chỉ văn hóa, kết hợp tình nguyện, hoạt động an sinh xã hội”.8