Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Tỉnh Long An có huyện đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày đăng: 01/06/2020   12:00
Mặc định Cỡ chữ
Ngày 31/5/2020, UBND tỉnh Long An tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Châu Thành đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Long An.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Rạnh; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Cần; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Long An; các Mẹ Việt Nam Anh hùng cùng lãnh đạo, cán bộ và đông đảo nhân dân huyện Châu Thành đến dự Lễ công bố Quyết định.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình (thứ ba từ trái sang) trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Châu Thành, tỉnh Long An đạt chuẩn nông thôn mới cho lãnh đạo huyện Châu Thành. Ảnh: V.Đ

Sau 9 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Châu Thành đã đạt được những kết quả tích cực. Từ một huyện thuần nông, độc canh cây lúa, điểm xuất phát thấp, Châu Thành đã trở thành một huyện năng động và giàu tiềm năng phát triển. Kinh tế duy trì phát triển với tốc độ khá cao và ổn định, đạt mức tăng trưởng bình quân hơn 8,1%/năm.

Trong giai đoạn 2011-2019, tổng nguồn lực huy động thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt hơn 1.900 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương là 480 tỉ đồng, tỉnh hơn 420 tỉ đồng, huyện hơn 230 tỉ đồng, xã 57 tỉ đồng; vốn doanh nghiệp 210 tỉ đồng; vốn nhân dân đóng góp hơn 570 tỉ đồng.

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của người dân, bộ mặt nông thôn huyện Châu Thành trở nên khang trang, xanh, sạch, đẹp hơn với nhiều hạ tầng thiết yếu về giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục,… được quan tâm đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, mô hình liên kết, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 62,5 triệu đồng/người/năm (năm 2011 đạt 22 triệu đồng/người/năm)

Hộ nghèo đa chiều năm 2019 giảm còn 0,92% (năm 2011 còn 4,66%), đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn từng bước được cải thiện. An ninh trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn được bảo đảm và giữ vững,... Xây dựng nông thôn mới đã thực sự trở thành phong trào mạnh mẽ, rộng khắp trên toàn địa bàn, được cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, tích cực tham gia.

Nhân dân và cán bộ huyện Châu Thành đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Ảnh: V.Đ

Ghi nhận những thành tích đạt được của huyện Châu Thành trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nhân dịp này, Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho tập thể nhân dân và cán bộ huyện Châu Thành, cá nhân ông Trương Văn Biết, nguyên Bí thư Huyện ủy Châu Thành.

UBND tỉnh Long An, huyện Châu Thành tặng nhiều bằng khen, giấy khen cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng huyện Châu Thành đạt chuẩn nông thôn mới./.

PV

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Hội Phụ nữ tỉnh Long An chung tay xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 26/12/2023
Tính đến hết tháng 10/2023, tỉnh Long An có 121/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), chiếm trên 75% số xã trong toàn tỉnh, đạt 85,2% kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Trong đó, có 30 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 04/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đạt được kết quả này là có sự đóng góp rất lớn của các cấp hội phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở; khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ tỉnh Long An trong nhiệm vụ xây dựng NTM nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong giai đoạn hiện nay.

Một số kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới và những giải pháp cho giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Tiền Giang

Ngày đăng 26/12/2023
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tiền Giang luôn xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tiền Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và kiện toàn bộ phận giúp việc các cấp theo vị trí, chức danh công tác phù hợp với tình hình nhân sự, bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện phong trào xây dựng NTM.

Tỉnh Khánh Hòa đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới xây dựng nông thôn mới bền vững

Ngày đăng 26/12/2023
Thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM) được tỉnh Khánh Hòa xác định là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và Chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, trọng tâm là chủ động triển khai linh hoạt phát triển chính quyền số và phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn; phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng NTM để từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động cộng đồng, góp phần hoàn thành mục tiêu xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM nâng cao đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Cà Mau triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng 18/12/2023
Mục tiêu tổng quát của Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 (Chương tình OCOP) là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập cho người nông dân; tiếp tục cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch ở nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Tỉnh Bình Dương đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng nông thôn mới thông minh

Ngày đăng 20/12/2023
Đến nay, tỉnh Bình Dương đã có 41/41 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đạt 100%; có 29/41 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 70%; 3/6 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Toàn tỉnh có 103 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 4 sao; trong đó, có 10 sản phẩm 4 sao và 93 sản phẩm 3 sao với 49 chủ thể. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đến cuối năm 2022 đạt hơn 76 triệu đồng/người/năm.

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.