Hà Nội, Ngày 20/04/2024

Nâng tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách lên ít nhất 40%

Ngày đăng: 26/05/2020   15:30
Mặc định Cỡ chữ
Sáng ngày 26/5/2020, tại phiên thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, đa số đại biểu đồng ý với việc nâng tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách lên ít nhất 40% nhằm tăng tính chuyên nghiệp và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Được trình Quốc hội xem xét lần đầu tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội tập trung vào một số nội dung, như: Sửa đổi, bổ sung quy định về đại biểu Quốc hội, Ðoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội…

Dự thảo luật cũng nhằm kịp thời thể chế hóa quan điểm của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu

Tại phiên thảo luận trực tuyến, đa số đại biểu bày tỏ sự đồng tình với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Nêu ý kiến về tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách, các đại biểu: Dương Xuân Hòa (Đoàn Lạng Sơn), Nguyễn Sơn (Đoàn Hà Tĩnh)... tán thành với việc nâng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lên ít nhất 40% (tương đương khoảng 200 đại biểu) nhằm tăng tính chuyên nghiệp và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Đồng thời, các đại biểu cũng đề nghị giảm tỷ lệ đại biểu kiêm nhiệm, dành từ 3% đến 5% tỷ lệ đại biểu chuyên trách là các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có sức khỏe, trình độ, trí tuệ, bản lĩnh, không nắm giữ các chức vụ lãnh đạo trong cơ quan của Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Lê Thanh Vân (Đoàn Cà Mau) cho rằng, hạt nhân vận hành của Quốc hội là đại biểu. “Chúng ta đang dần chuyển Quốc hội sang hoạt động thực chất, thực quyền thì phải tăng cường năng lực cho đại biểu Quốc hội mà trước hết là năng lực pháp lý, năng lực lập pháp của đại biểu”, đại biểu Lê Thanh Vân nói.

Về địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu: Hoàng Đức Thắng (Đoàn Quảng Trị), Thạch Phước Bình (Đoàn Trà Vinh), Bùi Văn Phương (Đoàn Ninh Bình) nêu thực tế, do luật chưa quy định cụ thể nên hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội hiện chưa rõ nét, thậm chí còn lúng túng trong hoạt động, điều hành. Do đó, các đại biểu đề nghị dự thảo luật bổ sung rõ quy định, vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu bên trong, mối quan hệ công tác với các cơ quan của Quốc hội và địa phương.

“Cần xem Đoàn đại biểu Quốc hội là tổ chức đại diện cho Quốc hội thực thi các nhiệm vụ được giao tại địa phương”, đại biểu Hoàng Đức Thắng nói.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đại biểu tranh luận lại cho rằng Đoàn đại biểu Quốc hội không phải cơ cấu tổ chức của Quốc hội bởi đây thực chất là hình thức sinh hoạt của các đại biểu Quốc hội, là bộ máy hành chính bảo đảm cho đại biểu Quốc hội hoạt động độc lập tại các địa phương.

Cho rằng, việc nâng cấp Ban Dân nguyện và Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trở thành một cơ quan của Quốc hội có đầy đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Đoàn Quảng Bình) đánh giá, qua 16 năm, Ban Dân nguyện và Ban Công tác đại biểu đã thể hiện tốt vai trò, vị trí trách nhiệm của mình, thường xuyên tiếp cận vấn đề “nóng”, vấn đề đại biểu, cử tri quan tâm. “Việc nâng cấp sẽ tạo vị thế tương xứng để hai ban này hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn”, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nói.

Làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Đoàn đại biểu Quốc hội là chế định đặc thù, song hành của Quốc hội, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động của Quốc hội. Vấn đề này hiện nay chỉ còn vướng mắc liên quan đến quản lý hoạt động của Đoàn nên dự thảo luật đã có sửa đổi để hướng đến hoàn thiện cơ chế pháp lý cho Đoàn đại biểu Quốc hội.

Cũng theo ông Hoàng Thanh Tùng, về việc nâng cấp Ban Dân nguyện và Ban Công tác đại biểu, hiện vẫn còn nhiều vướng mắc trong phân định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, do đó các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, tháo gỡ.

Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, phiên thảo luận đã diễn ra sôi nổi, chất lượng khi đã có 18 ý kiến phát biểu, 3 ý kiến tranh luận. Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu để hoàn chỉnh dự thảo luật./.

Theo: hanoimoi.com.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Những cống hiến nổi bật của đồng chí Hoàng Đình Giong đối với cách mạng Việt Nam

Ngày đăng 19/04/2024
Thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ về việc tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong, Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam (01/6/1904 - 01/6/2024), Tạp chí Tổ chức nhà nước trân trọng giới thiệu những cống hiến nổi bật của đồng chí Hoàng Đình Giong đối với cách mạng Việt Nam theo Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày đăng 18/04/2024
Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Ngày đăng 17/04/2024
Sáng 17/4, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (01/5/1904 - 01/5/2024).

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên "cột mốc vàng" lịch sử Điện Biên Phủ

Ngày đăng 17/04/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "Dù bom đạn xương tan, thịt nát. Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

Cam kết mạnh mẽ, nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Việt Nam

Ngày đăng 16/04/2024
Ngày 15/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao họp báo công bố Báo cáo quốc gia theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Sự kiện có sự tham dự của gần 100 đại diện các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các cơ quan báo chí Việt Nam và quốc tế.