Hà Nội, Ngày 24/04/2024

Bạc Liêu: Để nền hành chính thật sự gần dân

Ngày đăng: 26/05/2020   15:01
Mặc định Cỡ chữ
Cải cách hành chính (CCHC) trước hết là để tạo sự hài lòng của người dân. Đó cũng là thước đo hiệu quả nhất trong việc đánh giá chính quyền có thật sự cải cách hay không. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nói rất nhiều về một Chính phủ kiến tạo, chủ động và sáng tạo, đặc biệt là tránh tình trạng nhũng nhiễu dân, nói không với kiểu hành chính cứng nhắc, xa rời thực tiễn.

Tại Bạc Liêu, những năm gần đây, chính quyền hành chính cấp tỉnh đã dồn sức cho nhiều mục tiêu, trong đó đặc biệt chú trọng đến CCHC. Tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, rồi chuyện cải cách theo hướng đẩy cái khó về phía người dân hay vẫn tư duy “kiểu làng xã” để áp dụng cho thời đại công nghệ 4.0 đã khiến không ít những nỗ lực ấy bị kéo ngược lại, trì trệ, thậm chí gây suy giảm sự hài lòng của dân.

Để thật sự tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cùng với thành lập trung tâm phục vụ hành chính công, các mô hình một cửa điện tử, các địa phương cần đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa liên thông của tỉnh. Đến thời điểm hiện tại, tuy Bạc Liêu đã đưa vào hoạt động các trung tâm, mô hình một cửa điện tử từ tỉnh đến cơ sở, nhưng chất lượng, hiệu quả hoạt động vẫn chưa đúng như yêu cầu đề ra. Nhiều nơi, nhiều lĩnh vực vẫn chưa thể liên thông. Điều này nếu không sớm khắc phục, còn ảnh hưởng và cản trở đến việc xây dựng một chính quyền điện tử của tỉnh.

Đoàn công tác tỉnh kiểm tra công tác cải cách TTHC tại huyện Phước Long.

Đổi mới tư duy phục vụ

Tin vui là dù tăng chậm nhưng qua các chỉ số vừa được công bố, Bạc Liêu vẫn là địa phương có sự quan tâm đặc biệt cao đối với các hoạt động liên quan đến CCHC. Qua đó đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh đã đưa vào vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh và 7/7 huyện, thị xã, thành phố triển khai hệ thống một cửa điện tử; 64/64 xã, phường, thị trấn thực hiện mô hình Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã, 54/64 xã, phường, thị trấn đưa vào vận hành hệ thống Một cửa điện tử cấp xã. Tỉnh cũng liên tục đẩy mạnh việc thực hiện đơn giản hóa, công khai hóa các TTHC không còn phù hợp đã được bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung. Quy trình TTHC được cải tiến theo hướng rút ngắn thời gian so với quy định. Điển hình như trong cấp phép thủ tục thành lập doanh nghiệp, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, giải quyết trong 4 giờ (quy định là 3 ngày). Trong cấp phép xây dựng: đối với các tổ chức, doanh nghiệp, thời gian giải quyết là 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 17 ngày so với quy định); đối với các hộ gia đình riêng lẻ, thời gian giải quyết là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (giảm 5 ngày so với quy định). Chỉ riêng năm 2019, tỉnh đã bãi bỏ 140 TTHC không còn phù hợp.

Trên địa bàn tỉnh đã và đang xuất hiện, nhân rộng nhiều mô hình hay, cách làm mới trong giải quyết TTHC, điển hình như mô hình “3 nên”: nên vui vẻ khi tiếp xúc, phục vụ dân, nên xin lỗi khi thấy thiếu sót, nên cảm ơn khi dân góp ý, phê bình; mô hình “3 không”: không gây phiền hà với dân, không thờ ơ thiếu trách nhiệm công việc với dân, không nhận hối lộ, sách nhiễu, tham nhũng với dân; mô hình “3 xin”: xin chào, xin lỗi và xin cảm ơn; mô hình “5 phải”: phải cụ thể, phải minh bạch, phải tận tình, phải chính xác, phải gương mẫu; mô hình “3 trong 1”: đăng ký khai sinh, nhập khẩu và làm bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi. Hay như những mô hình đến tận nhà làm thủ tục cấp giấy Chứng minh nhân dân cho người già, những người ốm đau, bệnh tật được nhân dân đánh giá cao.

Đây chính là những thay đổi tích cực, mạnh dạn từ trong tư duy đến hành động, hướng đến mục tiêu lấy cải cách TTHC theo hướng phục vụ người dân, doanh nghiệp, lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân làm thước đo cho sự đánh giá công việc.

Chống “tham nhũng vặt” từ cơ sở

Hàng ngày, với nhu cầu công việc để phục vụ đời sống, người dân, tổ chức đều có những việc cần thực hiện thông qua giao tiếp với bộ máy chính quyền các cấp, với đội ngũ công chức, viên chức - những người trực tiếp hướng dẫn, giải quyết công việc của nhân dân. Những nhũng nhiễu do một bộ phận này gây ra cho người dân, được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gọi là “tham nhũng vặt” (trong Phiên họp thứ 13 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng). “Tham nhũng vặt” khi trở thành cách ứng xử với nhân dân của những người đảm nhận cương vị trong bộ máy chính quyền các cấp, không chỉ vi phạm nghiêm trọng đạo đức công vụ của công chức, viên chức mà còn xói mòn lòng tin của nhân dân dành cho cán bộ ta, nhất là trong những công việc liên quan đến CCHC. Để người dân phải “bôi trơn” mới được giải quyết TTHC, mới được ký tên đóng dấu chắc chắn không phải là việc làm mà Đảng, Nhà nước ta đang phấn đấu cho một nền hành chính thật sự hướng đến sự phục vụ nhân dân, tăng tiện ích, tăng mức độ hài lòng cho dân.

Giống như chỉ số SIPAS vậy. Nó là thước đo nhằm đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ công, phục vụ người dân, tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước dựa trên ý kiến phản hồi của người dân, tổ chức. Thông qua đó, các cơ quan hành chính nhà nước nắm bắt được cảm nhận, yêu cầu, mong muốn của người dân, tổ chức để có những biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ, cung ứng dịch vụ nhằm nâng cao sự hài lòng và lợi ích của người dân, tổ chức. Dù đạt trên 8,03 điểm, nhưng so với 2 tỉnh bạn kề bên là Cà Mau (9,11) và Sóc Trăng (8,83) thì Bạc Liêu vẫn còn bị bỏ một khoảng cách về mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Điều này vừa là thách thức, vừa cũng là động lực để chúng ta tiếp tục phấn đấu, chỉ đạo quyết liệt trong các hoạt động giúp cải thiện hình ảnh của các cơ quan nhà nước, bộ máy công quyền.

Cần sự đồng lòng từ bộ máy chính quyền các cấp

Từng cơ quan chức năng xây dựng quy trình giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền khoa học, phù hợp, bảo đảm tính công khai, minh bạch, đạt tính hệ thống, đồng bộ. Các đầu mối giải quyết TTHC ở từng địa phương cần công khai, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC. Có bộ phận giám sát, đánh giá việc giải quyết TTHC của các cơ quan chức năng. Phải có đội ngũ “công bộc” khi làm việc thì trách nhiệm, chuyên nghiệp, chính xác, khi tiếp xúc với dân thì chu đáo, lịch sự, thân thiện, khi các tổ chức, cá nhân đến giao dịch, giảm đến mức thấp nhất thời gian giải quyết TTHC (ưu tiên vùng sâu, vùng xa, biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số...). Đây là cách thức nhằm nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.

Bên cạnh đó, yếu tố công khai, minh bạch trong CCHC từ khâu tuyển dụng đến luân chuyển, bổ nhiệm nhân sự trong các cơ quan hành chính nhà nước cho đến tất cả các TTHC, việc chi tiêu nội bộ cũng cần được cải thiện. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, kiên quyết xử lý đến nơi đến chốn những trường hợp vi phạm, ngăn chặn có hiệu quả những biểu hiện, hành vi vòi vĩnh, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Cuối cùng chính là tăng cường và phát huy sức mạnh giám sát từ nhân dân, các tổ chức do dân cử./.

Theo: baobaclieu.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ thông qua dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An

Ngày đăng 20/04/2024
Ngày 19/4/2024, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã công bố Nghị quyết số 45/2024/UBTVQH15 ngày 15/4/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm chính quyền đô thị và cơ chế đặc thù cho Đà Nẵng

Ngày đăng 18/04/2024
Ngày 17/4, Bộ Tư pháp họp thẩm định Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên là đô thị loại II

Ngày đăng 17/04/2024
Ngày 17/4/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 319/QĐ-TTg công nhận thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên là đô thị loại II.

Chính sách thử nghiệm phát triển kinh tế trí tuệ nhân tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày đăng 12/04/2024
Bài viết tập trung phân tích sự cần thiết và những vấn đề đặt ra nếu vận dụng chính sách thử nghiệm phát triển kinh tế trí tuệ nhân tạo, từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần xây dựng thành công chính sách thử nghiệm phát triển kinh tế trí tuệ nhân tạo cho Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ Nội vụ làm việc với thành phố Hải Phòng về xây dựng các đề án tổ chức chính quyền đô thị và sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025

Ngày đăng 06/04/2024
Chiều 05/4/2024, Đoàn công tác Bộ Nội vụ do Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà làm Trưởng đoàn làm việc với thành phố Hải Phòng về việc xây dựng các đề án: Tổ chức chính quyền đô thị thành phố Hải Phòng; Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023 - 2025.