Hà Nội, Ngày 19/04/2024

Quốc hội họp trực tuyến là linh hoạt, không cản trở quyền của đại biểu

Ngày đăng: 21/05/2020   15:01
Mặc định Cỡ chữ
Quốc hội lần đầu tiên họp trực tuyến tại Kỳ họp thứ 9. Các đại biểu Quốc hội cho rằng đây là cơ hội ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện sự linh hoạt.

Đây là kỳ họp đặc biệt, ghi dấu của sự đổi mới, hiện sự linh hoạt, tận dụng tối đa lợi thế ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại, song vẫn bảo đảm duy trì không khí dân chủ, công khai theo đúng quy định của pháp luật.

Đại biểu Đôn Tuấn Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang cho biết, các đại biểu không họp tập trung trong nửa đầu kỳ họp nhưng việc cung cấp thông tin cho các đại biểu Quốc hội vẫn được duy trì và bảo đảm thực hiện thông qua các phần mềm ứng dụng.

Đại biểu Quốc hội có thể gửi câu hỏi, yêu cầu cung cấp thông tin và nhận kết quả trực tiếp trên hệ thống cung cấp thông tin trực tuyến của Thư viện Quốc hội.

Theo đại biểu Phong, việc Quốc hội họp trực tuyến là một biện pháp cần thiết, một sự đổi mới linh hoạt để đáp ứng yêu cầu vừa kiểm soát được dịch bệnh, giãn cách một cách hợp lý nhưng đồng thời vẫn thực hiện được đúng chức năng, nhiệm vụ Quốc hội.

"Theo quy định của Luật việc giám sát, đại biểu Quốc hội phải thường xuyên, liên tục hàng ngày thông qua nhiều phương thức, nên tôi cho rằng, họp trực tuyến không có gì cản trở đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội, đó là thực hiện công tác giám sát" - vị đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang nói.

Còn đại biểu Trần Quang Chiểu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định cho rằng, họp trực tuyến tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho việc đi lại. Bên cạnh đó, hình thức cung cấp tài liệu trực tuyến giúp tiết kiệm chi phí in ấn tài liệu. Những cải tiến này đã được ứng dụng và được đại biểu đón nhận, đánh giá cao.

"Dịch Covid-19 cũng là cơ hội tăng cường áp dụng công nghệ thông tin. Tôi đã 63 tuổi và không thấy khó khăn hay trục trặc cả trong quá trình tiếp thu, sử dụng công nghệ thông tin và nghiên cứu tài liệu”- đại biểu Chiểu chia sẻ thêm.

Bên cạnh đó, một số đại biểu cho rằng kỳ họp trực tuyến là dịp rút ra kinh nghiệm để triển khai những cuộc họp khác của Quốc hội và các cơ quan khác thời gian tới.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận cho rằng, mọi người cũng lo ngại khả năng có thể có những trục trặc về mặt kỹ thuật vì đây là lần đầu tiên Quốc hội họp trực tuyến tại Kỳ họp.

"Từ bây giờ đến cuối tháng 5 thì có thể sẽ có những trục trặc, nhưng thực tế đã thực hiện được điều mong muốn, nhất là việc phát biểu, đăng ký phát biểu của các đại biểu. Bây giờ không để lại bất cứ khó khăn gì. Qua đây, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể có rút kinh nghiệm từ cuộc họp này để có thể triển khai những cuộc họp khác của Quốc hội cũng như của Chính phủ” - ông Nguyễn Sĩ Cương nêu quan điểm./.

Theo: vov.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày đăng 18/04/2024
Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Ngày đăng 17/04/2024
Sáng 17/4, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (01/5/1904 - 01/5/2024).

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên "cột mốc vàng" lịch sử Điện Biên Phủ

Ngày đăng 17/04/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "Dù bom đạn xương tan, thịt nát. Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

Cam kết mạnh mẽ, nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Việt Nam

Ngày đăng 16/04/2024
Ngày 15/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao họp báo công bố Báo cáo quốc gia theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Sự kiện có sự tham dự của gần 100 đại diện các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các cơ quan báo chí Việt Nam và quốc tế.

Nhiều đóng góp có giá trị vào Đề cương chi tiết Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới

Ngày đăng 15/04/2024
Sáng 15/4, Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.