Hà Nội, Ngày 19/04/2024

Hà Nội tập trung cải thiện các chỉ số cải cách hành chính thành phần

Ngày đăng: 20/05/2020   14:08
Mặc định Cỡ chữ
Theo báo cáo Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2019 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố ngày 19/5/2020, thành phố Hà Nội đứng thứ 2, đạt 84,64%.

Trong đó, kết quả cụ thể của từng chỉ số thành phần của thành phố Hà Nội là: “Công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính” 8 điểm; “Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh” 8,78 điểm; “Cải cách thủ tục hành chính” 13 điểm; “Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước” 10,17 điểm; “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” 11,87 điểm, “Cải cách tài chính công” 9,24 điểm; “Hiện đại hóa hành chính” 10,84 điểm; “Tác động của cải cách hành chính đến sự hài lòng của người dân, tổ chức và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương” 12,74 điểm.

Như vậy, dù vẫn giữ nguyên thứ hạng ở vị trí thứ 2 nhưng đối chiếu với năm 2018, Chỉ số cải cách hành chính của thành phố Hà Nội năm 2019 đã có sự tiến bộ hơn khi đạt 84,64% (năm 2018 đạt 83,97%). Và năm 2019, Hà Nội đã có 2 chỉ số thành phần đạt trên 90%. Đó là “Công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính” đạt 94,12%; “Cải cách thủ tục hành chính” đạt 92,86%.

Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, thời gian qua, Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt việc triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ, các chương trình, kế hoạch cải cách của Thành phố, nhiều chỉ tiêu hoàn thành sớm và về đích trước thời hạn Chính phủ đề ra. Cải cách hành chính tiếp tục được xem là 1 trong 3 khâu đột phá trong công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng giai đoạn 2015-2020. Thành phố tiếp tục thực hiện phương châm gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Hà Nội cũng đã xây dựng và triển khai hệ thống theo dõi, kiểm đếm, đôn đốc các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố giao nhằm xác định rõ kết quả, tiến độ và trách nhiệm của từng sở, ngành, quận, huyện, thị xã. Đồng thời, đã triển khai xây dựng lịch công tác tuần và đánh giá hằng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức toàn Thành phố; tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ.

Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung cũng thông tin, Hà Nội đã chủ động xây dựng xong hệ thống công cụ đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính thống nhất, đồng bộ trong toàn Thành phố; triển khai việc giám đốc sở đánh giá trưởng phòng chuyên môn cấp huyện thuộc ngành dọc, chủ tịch UBND cấp huyện đánh giá trưởng phòng, chủ tịch UBND cấp xã trực thuộc…

Với những nỗ lực đó, Thành phố đạt nhiều kết quả tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính. Thành phố hoàn thành xây dựng và công bố 1.717 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của các sở, cơ quan tương đương sở, UBND các quận, huyện, thị xã và UBND các phường, xã, thị trấn (đạt 100%); đã đơn giản hóa 481 thủ tục hành chính với số chi phí tiết giảm thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân khoảng trên 91 tỷ đồng/năm.

Nói về quá trình triển khai và kết quả đạt được, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, bài học kinh nghiệm của Hà Nội là luôn bám sát các chương trình, kế hoạch của Trung ương; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để kịp thời cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch của Thành phố. Trong đó, quan điểm chỉ đạo là: các mục tiêu, chỉ tiêu, yêu cầu của Thành phố phải bằng hoặc cao hơn mục tiêu, chỉ tiêu, yêu cầu của Chính phủ đề ra; xây dựng lộ trình và giải pháp bảo đảm thực hiện trong từng năm, từng giai đoạn và phấn đấu có nhiều chỉ tiêu hoàn thành sớm, về đích trước thời hạn.

Đặc biệt, tùy từng giai đoạn, Thành phố lựa chọn một hoặc một số nhiệm vụ trọng tâm cấp bách, nổi bật, có những giải pháp, sáng kiến trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ; động viên, khuyến khích các đơn vị đổi mới, sáng tạo. Thành phố cũng luôn duy trì công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất, chú trọng kiểm tra việc công khai, tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính và thái độ giao tiếp, ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tất cả những việc làm trên nhằm góp phần cải thiện các chỉ số cải cách hành chính thành phần trong bộ chỉ số của PAR INDEX, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp./.

Theo: hanoimoi.com.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

PAR INDEX năm 2023: Bộ Nội vụ tiếp tục giữ vị trí thứ 04/17 bộ, cơ quan ngang bộ

Ngày đăng 17/04/2024
Bộ Nội vụ tiếp tục giữ vị trí thứ 04/17 bộ, cơ quan ngang bộ trong bảng Chỉ số cải cách hành chính năm 2023, đạt 87.04%. Dẫn đầu là Bộ Tư pháp, đạt 89.95% và đứng cuối bảng là Bộ Công Thương, đạt 78.03%.

Công tác cải cách hành chính đã có những chuyển biến tích cực và đạt kết quả khá toàn diện

Ngày đăng 17/04/2024
Ngày 17/4/2024, Bộ Nội vụ - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS 2023) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023). 

Thực trạng và giải pháp xây dựng chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị

Ngày đăng 15/04/2024
Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng chính quyền số là một mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian quan, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã không ngừng nỗ lực, tổ chức triển khai thực hiện và thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị thời gian qua vẫn còn gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng thành công chính quyền số ở tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.

Bộ Nội vụ làm việc với UBND Thành phố Hồ Chí Minh về sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày đăng 08/04/2024
Tiếp Đoàn công tác của Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) Phan Văn Mãi nhấn mạnh, buổi làm việc với Đoàn công tác là rất quan trọng, giúp TPHCM tiếp tục hoàn thiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính trong đặc thù của Thành phố; cũng như thúc đẩy công tác cải cách hành chính tại Thành phố thời gian tới.

Đồng Nai: Đùn đẩy trách nhiệm, không dám làm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trả hồ sơ, trễ hạn

Ngày đăng 05/04/2024
Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký ban hành Chỉ thị về tăng cường trách nhiệm công vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện cung cấp dịch vụ hành chính công phục vụ người dân, doanh nghiệp. Theo đó, yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kịp thời rà soát, thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức, viên chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, để trì trệ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao.