Hà Nội, Ngày 25/04/2024

Giải pháp tinh giản biên chế

Ngày đăng: 08/04/2020   21:03
Mặc định Cỡ chữ
Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị khóa XI về “tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về “tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập” đã thu được một số kết quả cụ thể. Tuy nhiên, nhìn tổng thể các kết quả này chưa phản ánh đủ tinh thần tinh giản biên chế, xây dựng tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xã hội hóa và tăng tính tự chủ các hoạt động sự nghiệp. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, cần được đánh giá một cách khách quan.

Mục tiêu của hầu hết những người đi làm ở cả khu vực công và tư là có thu nhập để bảo đảm cuộc sống của gia đình và thăng tiến trên con đường nghề nghiệp. Do vậy, hầu hết mọi người sẽ hướng tới cả 2 mục tiêu này nên các chính sách cần được thiết kế sao cho mục tiêu của tập thể cùng hướng với mục tiêu của cá nhân. Nếu 2 điều này ngược nhau thì phần thiệt thường nghiêng về tập thể. Điều không may là rất nhiều chính sách trong thực tế thường ở trong “vùng xám” và những người thực thi có 3 lựa chọn: 1- Bước vào "vùng xám": để làm những việc tốt cho cái chung nhưng có khả năng phải chịu những rủi ro và không có nhiều lợi ích. 2- Lợi dụng "vùng xám" để trục lợi. 3- Không làm gì và đẩy trách nhiệm cho người khác hoặc nơi khác.

Thực tế hiện nay, không có nhiều người lựa chọn phương án 1 vì thường không có thêm thu nhập và cơ hội thăng tiến. Nếu linh hoạt giải quyết nhanh chóng cho người dân hay doanh nghiệp đối với những vấn đề vướng mắc phát sinh, thì khi xong việc thường chỉ nhận được những lời cảm ơn chứ không có thêm các khoản "thu nhập trực tiếp". Hơn nữa việc giải quyết linh hoạt có thể không đúng quy trình và xảy ra sai sót, trong khi quy trình bổ nhiệm và thăng tiến hiện tại với tiêu chí "không sai" được đặt lên hàng đầu, nên việc xử lý linh hoạt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích bản thân. Vì khi xảy ra trục trặc thì người đó phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Cơ chế này vô hình trung khiến cho cán bộ chọn cách không làm gì hoặc làm rất hạn chế hoặc làm theo "đúng quy trình". Bởi nếu có làm và làm "sáng tạo" thì khó tránh được sai sót và khuyết điểm. Đây là rào cản lớn để công chức có thể và mong muốn làm việc hiệu quả.

Trong hệ thống công, việc nghĩ ra cái mới tất yếu sẽ phát sinh thêm việc cho chính người đó và cả những người xung quanh. Cho nên, suy nghĩ sẽ là không việc gì phải làm như vậy và tâm lý mặc kệ nảy sinh. Tâm lý giữ nguyên hiện trạng hay sức ỳ là rào cản lớn nhất hiện nay, nhất là khi có trục trặc về sự đoàn kết và thống nhất nội bộ.

Cần giải pháp nào?

Cần phải tháo gỡ các nút thắt thể chế chung, nhất là các vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy, tạo động lực để cán bộ, công chức, viên chức làm việc. Xây dựng cơ chế khuyến khích cán bộ, công chức làm việc và người dân có ý chí vươn lên, dám bước vào "vùng xám" làm những việc tốt cho cái chung và cơ chế giải quyết rủi ro cũng như cách ghi nhận kết quả, coi như lợi ích ban đầu.

Cần xác định rõ vai trò và quyền hạn can thiệp của chính quyền. Nguyên tắc cơ bản là Nhà nước chỉ nên can thiệp khi thị trường không hiệu quả hoặc nhận diện được các "tín hiệu" tích cực từ thị trường và cần vun đắp để giúp thị trường phát triển tốt hơn, nhanh hơn, bền vững hơn. Tín hiệu tích cực của thị trường là việc càng nhiều các doanh nghiệp sẵn sàng tham gia vào công tác quản lý xã hội. Trước mắt phải quyết liệt thực hiện tự chủ, đẩy mạnh xã hội hóa, trả lại cho thị trường chức năng định giá sức lao động.

Tiếp theo, cần xem xét hình thành các cơ chế: 1- Cơ chế cạnh tranh giữa các vị trí. 2- Đánh giá cán bộ dựa trên kết quả. 3- Cơ chế chủ động và chịu trách nhiệm của người đứng đầu khi tổ chức muốn đi vào các "vùng xám" để tìm kiếm cơ hội thành công. 4- Cơ chế để có thể cải thiện thu nhập cho công chức nhưng phải tách bạch giữa lợi ích và quyền hạn của công chức. 5- Giao việc có tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho công chức thực thi.

Vấn đề khó là cải cách tiền lương trong bối cảnh hiện nay, khi cải cách thể chế chậm chạp, hệ thống chính trị, bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu năng và nhiều đơn vị sự nghiệp vẫn thuộc khu vực công. Hàng chục triệu cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước là một gánh nặng lớn.

Phải cải cách khu vực sự nghiệp công lập trên nguyên tắc trả lương theo cơ chế thị trường, thực hiện cơ chế đặt hàng... Thực hiện nguyên tắc Nhà nước không nên làm những việc doanh nghiệp có thể làm. Cho phép doanh nghiệp làm những điều pháp luật không cấm. Một mặt phải tinh giản tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Mặt khác phải xã hội hoá, khoán tự chủ, giao quyền thực chất./.

 

TS. Triệu Tài Vinh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương

Theo: xaydungdang.org.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Để Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đi vào cuộc sống và thực hiện có hiệu quả

Ngày đăng 20/04/2024
Với vị trí, vai trò quan trọng của cơ sở, để thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân có hiệu quả, phải thực hiện dân chủ từ cơ sở. Trong những năm qua, dân chủ trực tiếp ở cơ sở được mở rộng, Nhân dân được bàn và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân được bảo vệ. Việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở... góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát cần phù hợp với đặc điểm và yêu cầu giám sát trong mô hình chính quyền đô thị

Ngày đăng 15/04/2024
Quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND), đặc biệt là vấn đề giám sát của HĐND trong mô hình chính quyền đô thị, PGS.TS Lê Minh Thông, ĐBQH khóa XIII cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND phù hợp với đặc điểm và yêu cầu giám sát trong mô hình chính quyền đô thị, tạo cơ sở pháp lý cụ thể hơn để HĐND làm tốt chức năng giám sát của mình.

Phát huy vai trò của các tôn giáo trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh hiện nay

Ngày đăng 09/04/2024
Bài viết khái quát tình hình, kết quả và những hạn chế trong phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.

Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Ngày đăng 01/04/2024
Xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, có liên quan đến sự sống còn của Đảng và vận mệnh của chế độ; cán bộ là gốc của mọi công việc, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đặc biệt, những biến động nhanh chóng, phức tạp của thực tiễn đã và đang đặt ra yêu cầu đối với cán bộ phải giỏi về chuyên môn và có tâm thế năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Muốn đạt được điều đó, cần phải có những đánh giá tổng thể về quan điểm, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm hiện nay; từ đó đề xuất định hướng giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Đặc điểm lứa tuổi và vai trò của Đoàn Thanh niên trong thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Ngày đăng 25/03/2024
Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu lực, hiệu quả những nội dung tại Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, cần làm rõ sự tác động của đặc điểm các lứa tuổi và dự báo xu hướng tâm sinh lý, hành vi… để tạo ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới quá trình thực thi chính sách. Trong đó, vai trò trực tiếp của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp là rất quan trọng, nhằm gia tăng hiệu quả và tác động xã hội theo mục tiêu của Nhà nước đã đề ra đối với thanh niên.