Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Dũng khí bản lĩnh cuả Đảng, bài học về xây dựng Đảng từ cải cách ruộng đất

Ngày đăng: 10/01/2020   16:25
Mặc định Cỡ chữ
Đảng ta đã dũng cảm tự nhìn nhận vào những sai lầm trong cải cách ruộng đất và chấn chỉnh, để có thêm niềm tin yêu từ nhân dân.

Trong chặng đường 90 năm vẻ vang của Đảng, đã có nhiều bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra để Đảng mạnh thêm, để dân thêm tin yêu Đảng, những bài học trong thực hiện cải cách ruộng đất là một ví dụ điển hình. Tại Hội nghị lần thứ Tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định: Thực hiện cải cách ruộng đất của Đảng, tiêu diệt chế độ sở hữu ruộng đất của thực dân Pháp và bọn đế quốc xâm lược khác, xóa bỏ chế độ phong kiến sở hữu ruộng đất của địa chủ Việt Nam, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân. Dù có thành công, nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện đã có cả sai lầm. Với bản lĩnh và dũng khí của mình, Đảng ta đã sớm nhận ra sai lầm và quyết tâm sữa chữa sai lầm, lấy lại lòng tin của dân vào Đảng. Đó là bài học quý cho công tác xây dựng Đảng của Đảng ta.

Nhìn lại cải cách ruộng đất (thời kỳ 1954 -1957) các nhà khoa học lịch sử, các chuyên gia xây dựng Đảng cho rằng, chủ trương cải cách ruộng đất là đúng với tình hình cách mạng lúc đó, song đáng tiếc trong tổ chức thực hiện đã có những sai lầm cả về tư duy và phương pháp, có biểu hiện tả khuynh, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ… Theo GS.TSKH Phan Xuân Sơn, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cải cách ruộng đất chỉ là một phần trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc nhằm phân chia lại đất đai cho người nghèo. Ý nghĩa thì tốt, nhưng do nóng vội và học tập máy móc cách làm của nước ngoài, lại buông lỏng kiểm tra giám sát, có biểu hiện vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong thực thi chính sách… dẫn đến kết quả không như mong muốn.

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc 

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc – Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng nhìn nhận, cải cách ruộng đất đã đem lại những kết quả mang tính chiến lược, nhưng trong thực hiện gặp phải sai lầm. Và, Đảng ta đã sớm nhận ra sai lầm, dũng cảm nhận lỗi trước đồng bào, kiên quyết sửa sai. Đó là dũng khí của Đảng Cộng sản. Chính với dũng khí đó mà Đảng ta đã lấy lại lòng tin cuả nhân dân và tiếp tục lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi trên mọi mặt trận.

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc cho rằng: "Phải thừa nhận cải cách ruộng đất đã mang lại thắng lợi đưa thực hiện được mục tiêu chiến lược mà cương lĩnh năm 30 đã nêu ra là cách mạng thổ địa, thực hiện khẩu hiệu dân cày có ruộng. Khi thực hiện cải cách ruộng đất có một số sai lầm, cường điệu hóa đấu tranh giai cấp nên đã quá tải, quy sai nhiều thành phần, xử lý oan đối với một số cán bộ, đảng viên của Đảng… Điều này đã được Đảng nhận ra vào cuối năm 1956 và đã tiến hành công khai những sai sót và sửa sai chỉnh đốn tổ chức một cách nghiêm túc và hiệu quả".

Hội nghị Trung ương 10 Khóa II (tháng 10/1956), nhận định: “Bộ Chính trị đã nêu lên một số sai lầm có tính nguyên tắc trong cải cách rộng đất; do không bám sát thực tế, chủ quan, nóng vội dẫn đến nhiều xáo trộn, oan sai...”. Sau đó Trung ương Đảng đã đưa ra các yêu cầu chấn chỉnh sửa sai, khôi phục danh dự, xét lại án sai, bù đắp cho những người bị oan; đồng thời các lãnh đạo cao nhất trong Ban chỉ đạo Cải cách ruộng đất nhận trách nhiệm về mình và chịu kỷ luật nghiêm. Tổng Bí thư Trường Chinh xin từ chức; ông Hoàng Quốc Việt thôi Ủy viên Bộ Chính trị.

Ông Lê Văn Lương rút khỏi Bộ Chính trị, Ban Bí thư; ông Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng… Tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, công khai khuyết điểm, sai lầm và thực hiện kỷ luật nghiêm đối với cán bộ cao cấp của Đảng không những thể hiện bản lĩnh của Đảng Cộng sản chân chính, mà còn cho thấy sự tiên phong gương mẫu, dám chịu trách nhiệm của những người cộng sản. Chính điều đó, cùng với thái độ quyết liệt trong sửa sai đã lấy lại lòng tin của nhân dân vào Đảng, giữ vững được khối đại đoàn kết dân tộc.

ThS Nguyễn Ngọc Tâm - Giảng viên khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng: "Thái độ chân thành, nhìn thẳng vào sự thật nói rõ sự thật, dám nhận trách nhiệm, thực hiện kỷ luật nghiêm, nên Đảng ta đã nhận được sự đồng tình của ủng hộ cả nhân dân. Chỉ sau hai năm việc sửa sai, chỉnh đốn Đảng đã hoàn thành".

Ông Đinh Quốc Thị, Hiệu trưởng Trường Chính trị Trần Phú (tỉnh Hà Tĩnh) nhận xét: Việc Trung ương Đảng, Bác Hồ công khai nhận sai lầm và nghiêm túc phê bình, kiểm điểm, sửa sai kịp thời là những ứng xử tuyệt vời… Chính những điều đó mà Đảng Cộng sản giữ được vị trí “tối thượng” trong lòng nhân dân.

Từ thành công, sai lầm và sửa sai của Đảng trong cải cách ruộng đất, Đảng ta đã rút ra nhiều bài học quý về lý luận cũng như thực tiễn trong quá trình lãnh đạo. Trước hết, để Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh phải kiên quyết chống chủ nghĩa chủ quan, khắc phục chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa kinh nghiệm, xây dựng tác phong, lề lối làm việc sát với nhân dân và thực tiễn cuộc sống, kết hợp chặt chẽ lý luận với thực tiễn, phát huy tính sáng tạo cách mạng của toàn Đảng trong việc đề ra và thực hiện đường lối, phương châm, chính sách. Đặc biệt, phải luôn nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, thực hiện tốt tự phê bình, và phê bình, đề cao vai trò nêu gương của người đứng đầu.

Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, sự dũng cảm nhìn thẳng vào sự thực, nói rõ sự thực và quyết tâm sửa sai của Bác Hồ, của Đảng ta trong cải cách ruộng đất đã và đang được Đảng ta phát huy trong các giai đoạn tiếp theo của cách mạng.

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nhấn mạnh: "Thái độ chân thành nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật. Tinh thần đó đã thể hiện sự chân thành của Đảng và sự nêu gương của lãnh đạo, đó là một thành công và bài học tốt cho xây dựng Đảng. Nhìn thẳng sự thật nghiêm túc phê bình đã lan tỏa đến các giai đoạn sau này. Những điều đó chỉ có lợi cho Đảng, cho cách mạng".

Cải cách ruộng đất nhằm phân chia lại đất đai cho người nghèo, thực hiện được khẩu hiệu “dân cày có ruộng”. Cuộc vận động ấy cǎn bản đã thắng lợi, Đảng ta đã nhìn thấy sai lầm, nghiêm túc nhận sai lầm và quyết tâm sữa chữa, đó là điều đáng trân trọng và là những bài học quý giá để Đảng ngày càng trưởng thành tiếp tục "lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác với tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo" như nhận định và lòng tin của nhân dân về chính đảng của mình./.

Theo: vov.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Để Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đi vào cuộc sống và thực hiện có hiệu quả

Ngày đăng 20/04/2024
Với vị trí, vai trò quan trọng của cơ sở, để thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân có hiệu quả, phải thực hiện dân chủ từ cơ sở. Trong những năm qua, dân chủ trực tiếp ở cơ sở được mở rộng, Nhân dân được bàn và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân được bảo vệ. Việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở... góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát cần phù hợp với đặc điểm và yêu cầu giám sát trong mô hình chính quyền đô thị

Ngày đăng 15/04/2024
Quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND), đặc biệt là vấn đề giám sát của HĐND trong mô hình chính quyền đô thị, PGS.TS Lê Minh Thông, ĐBQH khóa XIII cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND phù hợp với đặc điểm và yêu cầu giám sát trong mô hình chính quyền đô thị, tạo cơ sở pháp lý cụ thể hơn để HĐND làm tốt chức năng giám sát của mình.

Phát huy vai trò của các tôn giáo trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh hiện nay

Ngày đăng 09/04/2024
Bài viết khái quát tình hình, kết quả và những hạn chế trong phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.

Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Ngày đăng 01/04/2024
Xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, có liên quan đến sự sống còn của Đảng và vận mệnh của chế độ; cán bộ là gốc của mọi công việc, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đặc biệt, những biến động nhanh chóng, phức tạp của thực tiễn đã và đang đặt ra yêu cầu đối với cán bộ phải giỏi về chuyên môn và có tâm thế năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Muốn đạt được điều đó, cần phải có những đánh giá tổng thể về quan điểm, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm hiện nay; từ đó đề xuất định hướng giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Đặc điểm lứa tuổi và vai trò của Đoàn Thanh niên trong thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Ngày đăng 25/03/2024
Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu lực, hiệu quả những nội dung tại Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, cần làm rõ sự tác động của đặc điểm các lứa tuổi và dự báo xu hướng tâm sinh lý, hành vi… để tạo ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới quá trình thực thi chính sách. Trong đó, vai trò trực tiếp của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp là rất quan trọng, nhằm gia tăng hiệu quả và tác động xã hội theo mục tiêu của Nhà nước đã đề ra đối với thanh niên.