Hà Nội, Ngày 25/04/2024

Đội viên Đề án 500 trí thức trẻ: Cần sự quan tâm của Trung ương và chính quyền địa phương

Ngày đăng: 26/12/2019   14:26
Mặc định Cỡ chữ
Trong hơn 4 năm thực hiện nhiệm vụ, các đội viên Đề án 500 trí thức trẻ không ngại khó, ngại khổ để đến với đồng bào của các xã nghèo; làm việc, phấn đấu với tinh thần trách nhiệm cao và lòng nhiệt tình của tuổi trẻ.

Tận tâm, làm tròn chức trách được giao

Trần Viết Trọng, sinh năm 1989, quê xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Huế, chuyên ngành Xã hội học, là đảng viên trẻ. Năm 2014, Trần Viết Trọng trúng tuyển và trở thành đội viên của Đề án 500 trí thức trẻ, được phân công về công tác tại UBND xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ở vị trí công chức Văn hóa - Xã hội.

Xã Quảng Phước nơi Trọng về công tác nằm cuối hạ lưu sông Bồ ven Phá Tam Giang với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 1.269 ha, địa phương có 2.132 hộ với khoảng 8.500 nhân khẩu. Đời sống kinh tế của bà con nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Là một xã thuần nông, thường chịu ảnh hưởng của thời tiết và môi trường nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản; việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm; ngành nghề nông thôn còn hạn chế, quy mô nhỏ, hiệu quả chưa cao. Trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn thấp, vẫn còn người mù chữ nên việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi để phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn…

Đội viên Trần Viết Trọng (thứ 2 từ phải sang) và đồng nghiệp tại Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh (tỉnh Thừa Thiên Huế)

Bản thân được phân công phụ trách tham mưu giúp lãnh đạo UBND xã các công việc của chức danh Văn hóa - Xã hội, từ nguồn hỗ trợ của các cấp, các dự án, của địa phương hỗ trợ cho các hộ nghèo để thoát nghèo bền vững, Trần Viết Trọng đã mạnh dạn tham mưu với lãnh đạo địa phương thực hiện kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo vào cuối năm 2017 (áp dụng cho năm 2018). Trong lĩnh vực lao động, việc làm, xuất khẩu lao động, đội viên đã tham mưu UBND xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn mở các lớp đào tạo nghề, tập huấn nâng cao kỹ năng cho nhân dân như: chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản, may công nghiệp…, đồng thời phối hợp với các trung tâm tư vấn tuyển dụng lao động, giới thiệu việc làm và tư vấn xuất khẩu lao động để giải quyết nguồn lao động thất nghiệp tại địa phương, tạo tiền đề cho người lao động có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập...

Từ tháng 01/2018 đến nay, Trần Viết Trọng được phân công phụ trách tham mưu giúp lãnh đạo UBND xã các công việc chủ yếu của chức danh Văn phòng - Thống kê, qua đó trong lĩnh vực cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính đội viên đã tham mưu UBND xã và phối hợp với các công chức khác trong cơ quan thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng các văn bản triển khai chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính, ứng dụng các phần mềm dùng chung của tỉnh, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, niêm yết các danh mục thủ tục hành chính dễ hiểu, dễ dàng tiếp cận… nên chỉ số cải cách hành chính năm 2018 của địa phương đã tăng lên đáng kể, đứng thứ 02/11 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện (năm 2017 đứng thứ 09/11 đơn vị hành chính cấp xã). Duy trì hoạt động tốt các phần mềm dùng chung của tỉnh như: email công vụ, hồ sơ công việc, quản lý văn bản điều hành... Tham mưu xây dựng báo cáo kinh tế - xã hội hàng tháng, hàng quý kịp thời, phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình thực tế của địa phương.

Trần Viết Trọng chia sẻ, thời gian đầu về công tác tại xã, em được lãnh đạo UBND xã phân công nhiệm vụ cụ thể và cử công chức có kinh nghiệm dìu dắt, hướng dẫn; nhân dân tại địa phương, thông qua các trưởng thôn luôn tạo điều kiện phối hợp để em hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.

Với nỗ lực của mình, các từ năm 2015 đến năm 2018, Trần Viết Trọng luôn được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; là đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; được Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2018, cùng nhiều phần thưởng khác. Với thành tích đạt được, địa phương đã chú ý tới công tác bồi dưỡng cho đội viên. Từ tháng 4/2019 đến nay, Trần Viết Trọng được Đảng ủy, UBND tạo điều kiện tham gia học lớp Trung cấp Chính trị - hành chính tập trung tại Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Cùng như Trần Viết Trọng, năm 2015, đội viên Lê Tiến (sinh năm 1986, quê xã Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) xung phong lên xã Vinh Phú công tác. Đây là một trong những xã nghèo của huyện Phú Vang, có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Bằng nỗ lực và quyết tâm của mình, qua 4 năm công tác, đội viên Lê Tiến đã thực hiện tốt việc vận động nhân dân đến UBND xã để thực hiện các thủ tục về hộ tịch; giải quyết tốt một số hồ sơ tồn đọng về thừa kế đất đai và một số vụ việc liên quan đến khiếu kiện về đất đai trên địa bàn xã,... Tiến luôn được lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao về chuyên môn nghiệp vụ cũng như năng lực công tác; có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có mối quan hệ mật thiết gắn bó với đồng nghiệp và nhân dân. Trong các năm từ 2015 đến 2018, Tiến được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Mong mỏi của đội viên và trách nhiệm của Trung ương và địa phương

Chia sẻ với phóng viên về đội viên và những khó khăn của Đề án 500 trí thức trẻ, bà Nguyễn Thị Hiền - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền cho biết: Đội viên Trần Viết Trọng về công tác tại UBND xã Quảng Phước là người ngoài địa phương với khoảng cách tới xã làm việc là một quãng đường xa, đặc biệt là mùa mưa lũ đi lại rất khó khăn, nhưng đội viên Trọng luôn chấp hành tốt nội quy, quy chế, giờ giấc làm việc tại cơ quan. Về tiến độ và chất lượng giải quyết công việc, đội viên Trọng luôn đảm bảo đúng thời gian và hoàn thành tốt các công việc lãnh đạo UBND xã phân công. Về đạo đức, lối sống, đội viên Trọng là người hòa đồng, giản dị, lễ phép, khiêm tốn được lãnh đạo Ban Thường vụ Đảng ủy, UBND xã và đồng nghiệp yêu mến. Về việc thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì cán bộ, công chức của xã đang dôi dư nên việc bố trí, sắp xếp cho công việc cho đội viên Trần Viết Trọng khi kết thúc Đề án vào tháng 3/2020 là rất khó khăn. Đề nghị các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện kéo dài Đề án thêm 02 năm để có hướng giải quyết thuận lợi hơn, khi 02 năm sau sẽ có một số cán bộ, công chức nghỉ hưu theo chế độ.

Nói về tâm tư nguyện vọng của mình, Trần Viết Trọng cho biết, các đội viên về địa phương công tác đều có trình độ và chuyên môn nghiệp vụ. Sau 5 năm công tác hầu hết đều trên 30 tuổi, đã lập gia đình và muốn gắn bó lâu dài với địa phương. Nếu kết thúc Đề án mà không được sắp xếp, bố trí công việc thì rất khó khăn cho cuộc sống gia đình và tìm kiếm công việc mới để ổn định cuộc sống, đặc biệt tại các tỉnh và huyện nghèo. Vì vậy, đội viên Trọng mong muốn Bộ Nội vụ sớm tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có phương án đồng nhất từ Trung ương đến địa phương có thể kéo dài Đề án để sau thời gian đó có cán bộ, công chức về hưu hoặc nghỉ theo chế độ thì ưu tiên cho việc sắp xếp bố trí đội viên Đề án 500 trí thức trẻ. Với cá nhân đội viên Trần Viết Trọng, sau 05 năm công tác được lãnh đạo địa phương đánh giá từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên mong muốn cấp có thẩm quyền xem xét ưu tiên bố trí công việc chính thức trên địa bàn tỉnh nếu còn chỉ tiêu định biên theo quy định. 

Thuận lợi hơn đội viên Trần Viết Trọng, đội viên Lê Tiến hiện đã được quy hoạch vào cấp ủy và cử tham gia lớp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính. Nguyện vọng đội viên là tiếp tục được công tác tại địa phương. Lê Tiến chia sẻ: Thời gian công tác của đội viên sắp kết thúc, nhưng nhiều đội viên về các xã cùng đợt với em chưa được địa phương quy hoạch, bố trí. Đề nghị Bộ Nội vụ, UBND tỉnh, Sở Nội vụ sớm có phương án tối ưu để sắp xếp, bố trí công việc phù hợp cho đội viên để họ yên tâm công tác, cống hiến. Nếu không sắp xếp, bố trí kịp khi kết thúc Đề án theo kế hoạch, Bộ Nội vụ nghiên cứu, xem xét trình cấp có thẩm quyền kéo dài thời gian thực hiện Đề án đến khi địa phương có biên chế tuyển dụng nhằm tạo cơ sở cho địa phương có điều kiện xây dựng lộ trình, kế hoạch bố trí, sử dụng đội viên; UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện và có chính sách ưu tiên đối với trường hợp đội viên đăng ký tuyển dụng công chức làm việc ở các cơ quan đơn vị, sở, ngành trực thuộc tỉnh; Sở Nội vụ tích cực tham mưu UBND tỉnh có chủ trương, chỉ đạo UBND các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh ưu tiên tuyển dụng đội viên Đề án 500 trí thức trẻ bố trí về công tác tại các xã. Cấp ủy, chính quyền địa cơ sở quan tâm xây dựng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội viên sau khi kết thúc Đề án.

Theo ông Doãn Đức Hảo, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên (Bộ Nội vụ), Giám đốc Đề án 500 trí thức trẻ, đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm giúp cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương phát triển kinh tế - xã hội góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; đồng thời tạo nguồn cán bộ, công chức cho các địa phương. Để nắm tình hình, Bộ cũng đã lưu ý Sở Nội vụ các tỉnh trong phạm vi Đề án cơ bản thực hiện khảo sát, lấy ý kiến của Đảng ủy, UBND các xã để xác định nhu cầu xét chuyển vào biên chế công chức xã đối với các đội viên để từ đó có đề xuất phương án, giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, trong Đề án ngay từ thời điểm bắt đầu triển khai, việc quy hoạch, bố trí, phân công đội viên là trách nhiệm của địa phương. Cấp ủy, chính quyền địa phương cần tiếp tục quan tâm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các đội viên, kịp thời động viên để các đội viên luôn có lập trường, tư tưởng vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào chế độ, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở. Không nên có suy nghĩ các đội viên tham gia Đề án là tự nguyện, hết Đề án thì trả về tỉnh, tỉnh trả về Trung ương./.

Thu Hằng

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ đồng ý kéo dài thời gian thực hiện Đề án 500 trí thức trẻ

Ngày đăng 19/01/2021
Đó là phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, ngày 19/01/2021 tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (Chiến lược), Đề án 500 trí thức trẻ và Đề án bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ ở xã giai đoạn 2014 - 2020 (Đề án 567).

Những khó khăn trong việc bố trí, sử dụng đội viên Đề án 500 tại tỉnh Sơn La

Ngày đăng 31/12/2020
Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020 (Đề án 500) là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước được triển khai thực hiện tại 34 tỉnh, nhằm tuyển chọn được 500 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về 500 xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và miền núi để giúp cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương phát triển kinh tế - xã hội góp phần xóa đói, giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới. Thông qua các hoạt động thực tiễn ở cơ sở tạo cơ hội, điều kiện để trí thức trẻ phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành, tạo nguồn cán bộ, công chức cho các địa phương.

Ninh Bình: Trí thức trẻ tiên phong, gương mẫu, tận tụy, sáng tạo

Ngày đăng 31/12/2020
Ngày 30/9/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1758/QĐ-TTg phê duyệt Ðề án Thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020 (Đề án 500). Căn cứ trên nhu cầu của địa phương, sau khi tiến hành công tác tuyển chọn, tỉnh Ninh Bình đã lựa chọn được 06 trí thức trẻ, phân công về công tác tại 06 xã bãi ngang ven biển thuộc huyện Kim Sơn là các xã: Kim Mỹ, Cồn Thoi, Kim Tân, Kim Hải, Kim Trung, Kim Đông. Trong đó có 04 đội viên phụ trách lĩnh vực Văn hóa – Xã hội, 02 đội viên phụ trách lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch.

Lâm Đồng: Hơn 85% tổng số đội viên được bố trí, tuyển dụng thành công chức cấp huyện

Ngày đăng 29/12/2020
Thực hiện Đề án "Thí điểm tuyển chọn 500 trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020” (Đề án 500) của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức tuyển chọn được 07 trí thức trẻ đủ tiêu chuẩn, năng lực, trình độ, tăng cường về các xã nghèo thuộc huyện Đam Rông. Sau 05 năm thực hiện Đề án, tỉnh Lâm Đồng đã bố trí công tác cho 06/07 đội viên (chiếm tỷ lệ 85,7%).

Đội viên Đề án 500 trí thức trẻ xã Đắk Som phát huy tốt vai trò tham mưu trong nhiều lĩnh vực

Ngày đăng 30/12/2020
Là 1 trong 6 đội viên trúng tuyển tham gia Đề án 500 trí thức trẻ của tỉnh Đắk Nông, đội viên Lại Văn Sang được phân công về công tác tại xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, bố trí thực hiện công việc của chức danh công chức Văn phòng - Thống kê xã Đắk Som. Trong quá trình công tác tại cơ sở, đội viên Lại Văn Sang đã phát huy tốt vai trò tham mưu trong nhiều lĩnh vực công tác, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.