Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Hà Nội thực hiện đánh giá công tác dân số 6 tháng đầu năm 2019

Ngày đăng: 22/07/2019   15:38
Mặc định Cỡ chữ
Ngày 18/7, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị đánh giá thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (dân số - KHHGĐ) 6 tháng đầu năm 2019 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
TS.BS. Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội báo cáo kết quả công tác 06 tháng đầu năm 2019 tại Hội nghị

Báo cáo tại hội nghị, TS.BS. Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ cho biết, theo thống kê, dân số trên địa bàn thành phố 6 tháng đầu năm là 8.053.663 người; số trẻ sinh ra là 49.377 trẻ,  tăng 2.786 trẻ so với cùng kỳ năm 2018.  Dự kiến cuối năm 2018, tỷ suất sinh đạt 15,03%0, hoàn thành chỉ tiêu công tác dân số năm 2019. Số trẻ là con thứ 3 trở lên 6 tháng đầu năm 2019 là 3.820 trẻ, tăng 252 trẻ so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh 6 tháng đầu năm 2019 đạt 80,79%, dự kiến cuối năm hoàn thành chỉ tiêu đề ra 78%. Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh 6 tháng đầu năm 2019 đạt 84,17%, dự kiến cuối năm hoàn thành chỉ tiêu đề ra 85%. Trong đó, phát hiện 459 trường hợp nghi ngờ thiếu men G6PD, 18 trường hợp nghi ngờ suy giáp trạng bẩm sinh. Số người mới áp dụng biện pháp tránh thai: 370.402 người (đạt 102,8 % so với kế hoạch).

Để đảm bảo cung cấp dịch vụ KHHGĐ nâng cao chất lượng dân số, chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép cung cấp các dịch vụ về dân số 6 tháng đầu năm 2019 đã được đẩy mạnh tại 30/30 quận, huyện, thị xã và đã có 547/584 xã, phường, thị trấn thực hiện chiến dịch. Đồng thời, các đơn vị cũng đã tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức về chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho các cộng tác viên dân số; tăng cường tổ chức kiểm tra công tác quản lý phương tiện tránh thai trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã. 

Thành phố cũng đã triển khai nhiều đề án, kế hoạch góp phần nâng cao chất lượng dân số trong tình hình mới như Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh; Kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Kế hoạch triển khai các hoạt động phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội; Kế hoạch triển khai xã hội hóa cung cấp các phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình... Nội dung và hình thức truyền thông về công tác dân số liên tục được thay đổi, đa dạng, phù hợp từng nhóm đối tượng cụ thể. Các hoạt động nâng cao chất lượng dân số được triển khai có hiệu quả, đặc biệt Đề án tầm soát, phát hiện một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của thành phố Hà Nội đã hạn chế số trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh và số trẻ mắc các bệnh chuyển hóa hàng năm. 

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác DSKHHGĐ trên địa bàn thành phố vẫn gặp nhiều khó khăn do dân số tăng nhanh, tỷ số giới tính khi sinh vẫn ở mức cao, một số đơn vị có số sinh cao như Hoàng Mai, Đông Anh, Nam Từ Liêm; các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên là các cán bộ công nhân viên chức, các đảng viên...Cùng với đó, việc thay đổi tổ chức bộ máy làm công tác dân số cấp huyện nên cũng có ảnh hưởng nhất định đến tiến độ chung các hoạt động công tác dân số.

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế yêu cầu các đơn vị cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp nâng cao chất lượng dân số trong tình hình mới.

Đặc biệt, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019, cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng về thực hiện chính sách dân số. Tập trung các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu giảm sinh 0,1%o, giảm sinh con thứ 3 trở lên 0,1%; tăng 0,6% so với năm 2018 về tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ.
Đẩy mạnh truyền thông tư vấn nâng cao chất lượng dân số đặc biệt về mất cân bằng giới tính khi sinh, ưu tiên nhóm đối tượng đặc thù nguy cơ sinh con thứ 3 trở lên; tiếp tục đẩy mạnh các mô hình, đề án, kế hoạch nâng cao chất lượng dân số thủ đô; phối hợp chặt chẽ với các liên ngành thực hiện công tác dân số, trong đó phát huy thế mạnh của mỗi ban ngành, đoàn thể trong việc thực hiện chính sách dân số. 

Để thực hiện tốt việc cân bằng giới tính khi sinh, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh yêu cầu các đơn vị cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát các cơ sở y tế ngoài công lập về việc không lựa chọn giới tính thai nhi và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về dân số...

Hạnh Mai 
 

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

v

Ngày đăng 04/01/2019
.

f

Ngày đăng 03/01/2019
f

TT

Ngày đăng 27/12/2018
1

BD

Ngày đăng 27/12/2018
1

AL

Ngày đăng 27/12/2018
.

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.