Hà Nội, Ngày 20/04/2024

Tài sản nhà nước là gì?

Ngày đăng: 31/05/2017   14:40
Mặc định Cỡ chữ

Tại hầu hết các quốc gia, tài sản nhà nước là yếu tố, nguồn lực quan trọng để tiến hành các hoạt động của nền kinh tế. Vì vậy, việc xác định thế nào là tài sản công là cơ sở để đưa ra các quy định quản lý phù hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản. Khái niệm “tài sản nhà nước” được hiểu và được phân chia theo nhiều cách khác nhau phù hợp với luật pháp và hệ thống hành chính của nước đó. Tuy nhiên, có một nguyên tắc bất di bất dịch, đó là chủ sở hữu lớn nhất đối với của cải của các quốc gia không phải là các doanh nghiệp tư nhân hay các cá nhân giàu có, mà là các Chính phủ.

 

Ở Trung Quốc, tài sản nhà nước được xác định là toàn bộ các tài sản và quyền tài sản mà nhà nước sở hữu (bao gồm tất cả các khoản đầu tư và các quá trình liên quan, chiếm đoạt, tài trợ, thế chấp…). Theo đó, tài sản nhà nước ở các tổ chức công và đơn vị hành chính là toàn bộ các loại nguồn lực kinh tế thuộc quyền sở hữu hợp pháp của nhà nước, được kiểm soát và sử dụng bởi đơn vị hành chính và các tổ chức công, và có thể đo lường theo giá trị tiền. Định nghĩa này chỉ ra ba đặc điểm của tài sản nhà nước tại đơn vị hành chính và tổ chức công. Thứ nhất, tài sản được xem như là nguồn lực kinh tế, cung cấp nền tảng vật chất cho các đơn vị hành chính và các tổ chức để cung cấp các dịch vụ công cộng. Thứ hai, các tài sản này có giá trị quy đổi bằng tiền. Thứ ba là tài sản được kiểm soát và sử dụng bởi một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức không hoạt động theo vốn doanh nghiệp.

Ở Đài Loan (Trung Quốc), tài sản quốc gia được xác định là những tài sản mà Nhà nước căn cứ theo quy định của pháp luật hoặc dựa vào quyền lực của mình để sử dụng hoặc bỏ tiền mua hoặc do hiến tặng mà có. Những gì không thuộc sở hữu tư nhân hoặc sở hữu địa phương, trừ khi pháp luật có quy định khác, đều được coi là tài sản quốc gia.

Indonesia chia tài sản công thành 3 nhóm: Tài sản cố định, tài sản tồn kho và tài sản khác tại các cơ quan công quyền của Chính phủ; tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp được Nhà nước giao quản lý, sử dụng; tài sản nhà nước đưa đi góp vốn, hợp tác đầu tư với các tổ chức, cá nhân và tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước.

Pháp lại chia tài sản công thành hai nhóm gồm tài sản chung và tài sản riêng. Tài sản chung là những bất động sản sử dụng chung cho công chúng gồm: Các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật như đường bộ, đường sắt, đường tàu điện ngầm, các nhà ga, sân bay…các công trình kết cấu hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện công, viện bảo tàng, di tích lịch sử… Còn tài sản riêng (tài sản hành chính) là những tài sản chỉ dành cho một chủ thể sử dụng trực tiếp phục vụ hoạt động của mình, gồm bất động sản, động sản.

Trong khi đó, ở Nhật Bản, tài sản quốc gia bao gồm bất động sản và động sản, được chia thành 2 loại: Tài sản liên quan đến quản lý được sử dụng tại cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước gồm tài sản dùng cho công tác quản lý như trụ sở làm việc, máy móc thiết bị…, tài sản công cộng; tài sản hoàng cung; tài sản tại doanh nghiệp nhà nước; và tài sản không liên quan đến quản lý là tài sản không có nhu cầu sử dụng, cần phải xử lý (bán).

Thư Liễu

Theo: daibieunhandan.vn

Bình luận

Tại hầu hết các quốc gia, tài sản nhà nước là yếu tố, nguồn lực quan trọng để tiến hành các hoạt động của nền kinh tế. Vì vậy, việc xác định thế nào là tài sản công là cơ sở để đưa ra các quy định quản lý phù hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản. Khái niệm “tài sản nhà nước” được hiểu và được phân chia theo nhiều cách khác nhau phù hợp với luật pháp và hệ thống hành chính của nước đó. Tuy nhiên, có một nguyên tắc bất di bất dịch, đó là chủ sở hữu lớn nhất đối với của cải của các quốc gia không phải là các doanh nghiệp tư nhân hay các cá nhân giàu có, mà là các Chính phủ.

" />

Tin tức cùng chuyên mục

Phần Lan dự kiến cắt giảm lương hưu

Ngày đăng 14/04/2024
Chính phủ Phần Lan không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm lương hưu để cải thiện tài chính công.

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Ngày đăng 29/03/2024
Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Ngày đăng 22/03/2024
Nhận diện và phòng ngừa tham nhũng (PNTN) là một vấn đề cần được ưu tiên nghiên cứu, đặc biệt trong một số lĩnh vực quan trọng liên quan tới các dịch vụ công cơ bản như y tế hay giáo dục, từ đó, giúp các cơ quan liên quan tham khảo trong quá trình tham mưu, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư.

Vận dụng các mô hình văn hóa trong quản lý giáo dục

Ngày đăng 11/03/2024
Hiện nay, hệ thống giáo dục cần được quản lý theo hướng mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở các lứa tuổi khác nhau và đáp ứng yêu cầu học tập nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực bảo đảm phát triển bền vững. Đồng thời, trong xu thế phát triển xã hội hiện nay đòi hỏi các tổ chức phải trở thành “tổ chức học tập”, “đơn vị học tập” và “xã hội học tập”. Do đó, quản lý không giản đơn là việc thực hiện các chức năng hành chính mà quản lý luôn bao gồm việc xây dựng văn hóa tổ chức theo các mô hình như “ba tầng cấp, bốn chiều cạnh văn hóa” và mô hình “các loại hình văn hóa”(1). Cách tiếp cận quản lý theo mô hình văn hóa không thay thế mà bổ sung làm phong phú và đa dạng cho các cách tiếp cận lý thuyết quản lý đối với các loại tổ chức trong xã hội ngày nay. 

Bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia và những gợi mở đối với Việt Nam

Ngày đăng 27/02/2024
Trong những năm gần đây, vấn đề để lộ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số ở Việt Nam rất đáng báo động, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi cá nhân, cũng như của xã hội. Bài viết nghiên cứu việc bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia trên thế giới, đây là những kinh nghiệm và gợi mở đối với Việt Nam để tiếp tục có giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số hiện nay.