Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Hà Nội giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 qua tài liệu ảnh

Ngày đăng: 14/08/2020   15:29
Mặc định Cỡ chữ

Đầu năm 1945, tình hình quốc tế có nhiều chuyển biến mau lẹ, Chiến tranh Thế giới thứ hai đến hồi kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Ở trong nước, quân Nhật hoang mang, Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim rệu rã, phong trào cách mạng của quần chúng phát triển rộng khắp, cao trào kháng Nhật cứu nước sục sôi. Thời cơ ngàn năm có một để Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã đến.

Trước tình hình đó, Hội nghị Đại biểu toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào từ ngày 13 đến ngày 15/8/1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, đêm ngày 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa đã ra Quân lệnh số 1:
“Hỡi quân dân toàn quốc,
12 giờ trưa ngày 13 tháng 8 năm 1945, phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh, quân đội Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận. Kẻ thù chính của chúng ta đã bị ngã gục.
Giờ Tổng khởi nghĩa đã đánh.
Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền Độc lập của nước nhà!”(1)
Ngày 14 - 15/8/1945 Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước. Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc thành lập.
Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào đã thông qua Mười chính sách lớn của Việt Minh, thông qua Lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ nền đỏ, ở giữa có sao vàng năm cánh, chọn bài Tiến quân ca làm Quốc ca và bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương tức Chính phủ Lâm thời do Cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Đại hội quốc dân Tân Trào thể hiện sự đoàn kết nhất trí của toàn thể dân tộc trong giờ phút quyết định vận mệnh của đất nước. Đại hội biểu thị lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngay sau Đại hội Quốc dân, Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước: “giờ quyết định vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng lên đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”(2). Quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước được Đảng đề ra một cách nhanh chóng, kịp thời, nhân dân cả nước hưởng ứng Mệnh lệnh khởi nghĩa với không khí sôi nổi.
Tại Hà Nội, ngày 17/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Xứ uỷ Bắc Kỳ và Thành uỷ Hà Nội, quần chúng cách mạng đã chiếm lấy diễn đàn cuộc mít tinh của Tổng hội Viên chức chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim, cán bộ cách mạng đã báo tin cho đồng bào biết phát xít Nhật đã đầu hàng, đồng thời trình bày tóm tắt chủ trương, đường lối cứu nước của Việt Minh, đả đảo chính quyền bù nhìn thân Nhật và chuẩn bị tham gia khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Sáng ngày 19/8, Hà Nội đỏ rực màu cờ, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà Hát Lớn, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng đã diễn ra, trở thành cuộc biểu tình vũ trang tiến vào chiếm Phủ khâm sứ, Trại lính Bảo an và các cơ sở của chính phủ bù nhìn. Trước khí thế sục sôi của quần chúng khởi nghĩa, binh lính và cảnh sát ngụy cũng bất lực và cuối cùng ngả theo cách mạng, đến chiều ngày 19/8, Hà Nội ngập tràn trong niềm vui thành công của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, chính quyền đã thuộc về tay nhân dân. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội thắng lợi của trí tuệ, niềm tin và lòng quả cảm, là một sự kiện lớn của nhân dân Hà Nội, là "tiếng súng" mở đầu cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 trên qui mô cả nước, làm tăng thêm cuộc khủng hoảng và tan rã của hệ thống chính quyền thân Nhật, có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ các tỉnh và các thành phố khác trong cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
Tiếp theo Hà Nội, ngày 23/8 Huế giành được chính quyền, ngày 25/8 Sài Gòn giành được chính quyền, ngày 28/8 địa phương cuối cùng trong cả nước giành được chính quyền. Uỷ ban dân tộc giải phóng tuyên bố tự cải tổ thành Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chỉ trong vòng 15 ngày (14 đến 28/8) cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trên cả nước, chính quyền về tay nhân dân. Ngày 30/8/1945, Vua Bảo Đại thoái vị và giao nộp ấn, kiếm, áo bào cho đại diện Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Sau khi cuộc Cách mạng kết thúc, Hà Nội vinh dự được làm nơi ra mắt Chính phủ Cách mạng Lâm thời trước quốc dân đồng bào. Ngày 2/9/1945, Tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với thế giới và toàn thể quốc dân đồng bào về nền độc lập của dân tộc và sự thành lập Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đây thực sự là bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc và là niềm tự hào của nhân dân Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám thành công, chúng tôi xin giới thiệu một số hình ảnh về quá trình giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Những hình ảnh này hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản:
 

 

 

Lê Thị Lý - Trung tâm Lưu trữ quốc gia III

---------------------------------

Chú thích:
1. TTLTQG III, Tài liệu sưu tầm, hồ sơ 256, tờ 02
2. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, NXBCTQG, H, 1995, tr 554.
 
 

Theo: archives.gov.vn

Bình luận

Đầu năm 1945, tình hình quốc tế có nhiều chuyển biến mau lẹ, Chiến tranh Thế giới thứ hai đến hồi kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Ở trong nước, quân Nhật hoang mang, Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim rệu rã, phong trào cách mạng của quần chúng phát triển rộng khắp, cao trào kháng Nhật cứu nước sục sôi. Thời cơ ngàn năm có một để Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã đến.

" />

Tin tức cùng chuyên mục

Cách mạng Tháng Tám – Hồ Chí Minh và Nhà nước Việt Nam mới

Ngày đăng 02/09/2020
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công viết nên bản anh hùng ca của thời đại, khẳng định sức mạnh của Lòng Dân tin theo Đảng, theo Bác Hồ Chí Minh, đập tan xiềng xích nô lệ của bọn thực dân, phát xít, giành lại nền độc lập, tự do cho dân tộc. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám gióng lên những hồi chuông đầu tiên làm thức tỉnh khát vọng độc lập, tự do của các dân tộc từ Á tới Phi, quyết vùng lên cho một ngày toàn thắng.

Khai mạc Triển lãm “Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy: Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam”

Ngày đăng 01/09/2020
Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1945-2020), sáng ngày 01/9/2020, tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước – Bộ Nội vụ tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm “Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy: Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam” và công bố cuốn sách “Cách mạng Tháng Tám – Xây dựng và củng cố chính quyền 1945 – 1946”.

Thêm nhận thức về 6 chữ ‘Độc lập-Tự do-Hạnh phúc’ trong Quốc hiệu Việt Nam

Ngày đăng 01/09/2020
Quốc hiệu là tên gọi chính thức của một quốc gia có chủ quyền hoàn toàn gắn với một thể chế chính trị được lựa chọn khách quan bởi lịch sử. Tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” ghi dưới Quốc hiệu Việt Nam từ 1945 đến nay (từ Việt Nam Dân chủ cộng hòa sang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) vẫn không thay đổi nội dung và hình thức trình bày; chỉ càng ngày càng được nhận thức đầy đủ bản chất và ý nghĩa lịch sử thiêng liêng, trọng đại.

Diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2/9

Ngày đăng 31/08/2020
Tối 28/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đã chủ trì Lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2020).

Ra măt bộ sách ''Hồ Chí Minh - Tác phẩm Bảo vật quốc gia''

Ngày đăng 27/08/2020
Hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2020) và chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nhà Xuất bản Trẻ ra mắt bộ sách "Hồ Chí Minh - Tác phẩm Bảo vật quốc gia".

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.